Khi căng thẳng gia tăng mạnh ở Biển Đông, Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh cần nhiều cuộc hội đàm hơn nữa để giải quyết tranh chấp trong vùng biển này - nhất là trong bối cảnh chuyển giao chính trị gần đây tại Washington và Bắc Kinh cũng như việc chính quyền mới sắp thành lập ở Seoul và Tokyo.
>> Mỹ muốn đưa quân đội TQ vào an ninh toàn cầu
>> Philippines ngừng đóng dấu vào hộ chiếu 'lưỡi bò' TQ
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa. Ảnh: dvb |
Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc gần đây tuyên bố sẽ cho phép cảnh sát biển kiểm tra thậm chí là chiếm giữ tàu lạ ở khu vực biển tranh chấp. Trung Quốc còn gây ra những bất bình lớn trong khu vực khi phát hành hộ chiếu mới có in bản đồ 9 đoạn thể hiện yêu sách chủ quyền của nước này với hầu hết Biển Đông.
Động thái của Trung Quốc khiến nhiều nước Đông Nam Á phản đối, và Ấn Độ giờ đây cũng liên quan. Trên hộ chiếu mới, Trung Quốc còn in hình bản đồ bao gồm cả hai bang của Ấn Độ mà Trung Quốc cũng có tranh chấp lãnh thổ. Chỉ huy lực lượng hải quân Ấn Độ không ngần ngại khẳng định, họ đã sẵn sàng bảo vệ các lợi ích của đất nước khỏi sự gây hấn của Trung Quốc.
Một nhà trung gian hòa giải chính
trong cuộc chơi quyền lực hàng hải khu vực, Ngoại trưởng Indonesia Marty
Natalegawa cho rằng, việc thông qua bộ nguyên tắc ứng xử giờ đây quan trọng
hơn bao giờ hết.
Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi chính trị tại Mỹ cũng như Trung Quốc. Sẽ có các cuộc bầu cử tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Các diễn biến này không chỉ tác động tới nội bộ quốc gia mà còn liên quan đến nhiều nước. Vì thế, chúng ta cần sự chắc chắn, cần một số chuẩn mực - ông Natalegawa giải thích. "Bộ quy tắc ứng xử sẽ giúp chúng ta có thể giải quyết các vấn đề cùng quan tâm trong khu vực của mình".
Tuyên bố của Ngoại trưởng Indonesia phù hợp với sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo khu vực về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Ông Natalegawa bày tỏ sự tin tưởng về tương lai khu vực. Ông lập luận rằng, sự ổn định khu vực nhiều thập niên qua đã dẫn tới lợi ích kinh tế rõ ràng - đó là một trong các lợi ích mà tất cả các bên cần duy trì.
Aleksius Jemadu, phụ trách các vấn đề toàn cầu tại Đại học Pelita Harapan của Jakarta cảnh báo thuyết phục Trung Quốc là điều không dễ dàng. "Vấn đề là bạn có thể thuyết phục Trung Quốc trở thành một phần trong nỗ lực ấy hay cam kết về cách giải quyết trong khi phải đề cao các lợi ích chiến lược của mình", Jemadu nói. "Đầu tiên là về các lợi ích chiến lược, sự mở rộng an ninh năng lượng cho Trung Quốc, thứ hai là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Thứ ba là sự kiêu hãnh như một siêu cường mới. Trung Quốc sẽ không chịu lùi bước trước các cường quốc khác".
Các thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều có khẳng định chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển được cho là giàu trữ lượng dầu khí. Nhưng Trung Quốc khăng khăng cho rằng, họ có chủ quyền với hầu hết vùng biển.
Thái An (theo Chosun)