Ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng 12,7% lên đến 601 tỉ Nhân dân tệ (91,5 tỉ USD), một phát ngôn viên chính phủ nước này vừa công bố.
Con số này có trong một báo cáo về ngân sách đệ trình lên quốc hội, người phát ngôn Lí Triệu Tinh nói trong một cuộc họp báo trước khi khai mạc kỳ họp thường niên của quốc hội Trung Quốc vào ngày mai.
"Chính phủ đã luôn cố gắng hạn chế chi tiêu quân sự và chi tiêu ở mức hợp lý để đảm bảo cân bằng giữa quốc phòng và phát triển kinh tế”, ông Lí nói. Người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc khẳng định, chi tiêu quốc phòng của nước này là minh bạch và mang mục đích phòng thủ.
Con số này có trong một báo cáo về ngân sách đệ trình lên quốc hội, người phát ngôn Lí Triệu Tinh nói trong một cuộc họp báo trước khi khai mạc kỳ họp thường niên của quốc hội Trung Quốc vào ngày mai.
"Chính phủ đã luôn cố gắng hạn chế chi tiêu quân sự và chi tiêu ở mức hợp lý để đảm bảo cân bằng giữa quốc phòng và phát triển kinh tế”, ông Lí nói. Người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc khẳng định, chi tiêu quốc phòng của nước này là minh bạch và mang mục đích phòng thủ.
Máy bay tàng hình J-20 của
Trung Quốc ở một sân bay tại Thành Đô. Ảnh: Nytimes.
Trong năm 2010, lần đầu tiên sau hơn một thập niên, Trung Quốc đã giới hạn việc gia tăng ngân sách quốc phòng dưới hai con số. Theo đó, Bắc Kinh tuyên bố chi tiêu quốc phòng là gần 532 tỉ nhân dân tệ (78 tỉ USD), tăng 7,5%.
Năm 2009, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 14,9%.
Hôm qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết: “Việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và các hành động quả quyết gia tăng cùng với sự thiếu minh bạch là một vấn đề đáng lo ngại”.
Tờ báo hàng đầu của quân đội Trung Quốc, Nhật báo quân Giải phóng, cùng này đã khẳng định rõ ràng rằng, các lực lượng vũ trang tiếp tục duy trì vai trò trung tâm trong sự phát triển của Trung Quốc. "Trong con đường phát triển, Trung Quốc đang gánh vác những thách thức và áp lực lớn chưa từng có”, tờ báo nhấn mạnh. "Để đối phó với những thách thức ấy, các lực lượng cần đảm bảo mọi khả năng cần thiết cho các sứ mệnh quân sự khác nhau, đảm bảo an toàn và hạnh phúc của nhân dân”.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, trên thực tế, mức chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc lớn hơn nhiều con số công bố chính thức. Tuy vậy, Bắc Kinh thường chỉ ra rằng, mức chi tiêu của họ thấp hơn nhiều so với Mỹ và việc cải tổ quân sự chỉ mang mục đích phòng thủ.
"Nếu bạn có, ví dụ, sự gia tăng hai con số từ năm này qua năm khác trong khoảng 10-20 năm hay nhiều hơn thế, bạn sẽ chứng kiến sự thay đổi gia tăng mạnh mẽ trong các khả năng ở khoảng thời gian tương đối ngắn”, Rory Medcalf, một chuyên gia về an ninh quốc tế tại Học viện Lowy ở Sydney cho biết.
Mỹ, một siêu cường quân sự thế giới, cũng đang thận trọng dõi theo sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Các thông tin về loại tên lửa mới của Trung Quốc có thể tấn công tàu sân bay đặc biệt khiến Washington lo ngại.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hồi tháng 1 cho hay, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương là điều cốt yếu để kiềm chế các hành động quả quyết của Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh đã chọn chuyến thăm của ông Gates là thời điểm để đưa ra thông báo đã thử nghiệm loại máy bay tàng hình đầu tiên.
Hôm qua, Nhật Bản cho hay đã phải điều động máy bay quân sự sau khi các máy bay của hải quân Trung Quốc bay sát gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, cho dù không tiến vào không phận Nhật.
Những quốc gia khác cũng không ngừng nỗ lực cải tổ lực lượng để đối phó với Trung Quốc. Trong tuần này, Ấn Độ thông báo gia tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm vào khoảng 11,6% và đang trong quá trình mua sắm các máy bay chiến đấu hiện đại, máy bay vận chuyển, do thám và tàu ngầm.
Sự gia tăng quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc đã đi kèm với những tuyên bố ngày một quyết đoán trong giới ngoại giao nước này, đặc biệt tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền trên biển như biển Hoa Đông, Biển Đông.
Năm 2009, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 14,9%.
Hôm qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết: “Việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và các hành động quả quyết gia tăng cùng với sự thiếu minh bạch là một vấn đề đáng lo ngại”.
Tờ báo hàng đầu của quân đội Trung Quốc, Nhật báo quân Giải phóng, cùng này đã khẳng định rõ ràng rằng, các lực lượng vũ trang tiếp tục duy trì vai trò trung tâm trong sự phát triển của Trung Quốc. "Trong con đường phát triển, Trung Quốc đang gánh vác những thách thức và áp lực lớn chưa từng có”, tờ báo nhấn mạnh. "Để đối phó với những thách thức ấy, các lực lượng cần đảm bảo mọi khả năng cần thiết cho các sứ mệnh quân sự khác nhau, đảm bảo an toàn và hạnh phúc của nhân dân”.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, trên thực tế, mức chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc lớn hơn nhiều con số công bố chính thức. Tuy vậy, Bắc Kinh thường chỉ ra rằng, mức chi tiêu của họ thấp hơn nhiều so với Mỹ và việc cải tổ quân sự chỉ mang mục đích phòng thủ.
"Nếu bạn có, ví dụ, sự gia tăng hai con số từ năm này qua năm khác trong khoảng 10-20 năm hay nhiều hơn thế, bạn sẽ chứng kiến sự thay đổi gia tăng mạnh mẽ trong các khả năng ở khoảng thời gian tương đối ngắn”, Rory Medcalf, một chuyên gia về an ninh quốc tế tại Học viện Lowy ở Sydney cho biết.
Mỹ, một siêu cường quân sự thế giới, cũng đang thận trọng dõi theo sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Các thông tin về loại tên lửa mới của Trung Quốc có thể tấn công tàu sân bay đặc biệt khiến Washington lo ngại.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hồi tháng 1 cho hay, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương là điều cốt yếu để kiềm chế các hành động quả quyết của Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh đã chọn chuyến thăm của ông Gates là thời điểm để đưa ra thông báo đã thử nghiệm loại máy bay tàng hình đầu tiên.
Hôm qua, Nhật Bản cho hay đã phải điều động máy bay quân sự sau khi các máy bay của hải quân Trung Quốc bay sát gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, cho dù không tiến vào không phận Nhật.
Những quốc gia khác cũng không ngừng nỗ lực cải tổ lực lượng để đối phó với Trung Quốc. Trong tuần này, Ấn Độ thông báo gia tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm vào khoảng 11,6% và đang trong quá trình mua sắm các máy bay chiến đấu hiện đại, máy bay vận chuyển, do thám và tàu ngầm.
Sự gia tăng quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc đã đi kèm với những tuyên bố ngày một quyết đoán trong giới ngoại giao nước này, đặc biệt tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền trên biển như biển Hoa Đông, Biển Đông.
- Thái An (Theo THX, Reuters, AP)