Hãng Kyodo đưa tin ngày 11/4, ngoại trưởng các nước ASEAN đã kết thúc hội nghị tại Banda Seri Begawan, Brunei mà không thể ra được một tuyên bố chung về việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông như kỳ vọng trước đó của một số thành viên.

Các tin liên quan

Biển Đông tiếp tục là trọng tâm 2013 của ASEAN


Tuy nhiên, nước giữ chức Chủ tịch ASEAN 2013 Brunei đã công bố thêm một thông cáo báo chí tổng kết hội nghị, trong đó đề cập ngắn gọn tới tranh chấp Biển Đông.

Thông cáo nêu rõ các ngoại trưởng ASEAN "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tin cậy lẫn nhau và hợp tác nhằm củng cố an ninh biển", khẳng định sự cần thiết của một giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông phù hợp với những nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận một cách rộng rãi.

ASEAN, TQ sẽ có cuộc gặp đặc biệt bàn Biển Đông

{keywords}
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa. Ảnh: infopublik.net

 Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa ngày 11/4 cho biết ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Phát biểu với báo giới tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Brunei, Ngoại trưởng Natalegawa nói rằng cuộc gặp này do Trung Quốc đề xuất và tất cả các nước ASEAN đã đồng ý tham dự.

Động thái này tiểm ẩn ý nghĩa quan trọng do Trung Quốc luôn khẳng định sẽ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên nguyên tắc song phương với từng quốc gia riêng lẻ, trong khi ASEAN muốn đưa ra quan điểm với tư cách nhóm. Sự bất đồng này được cho là nguyên nhân gây trì hoãn tiến trình xây dựng COC.

Dù thời gian và địa điểm cụ thể chưa được ấn định, song ông Natalegawa cho hay cuộc họp đã được lên kế hoạch này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "thúc đẩy COC và duy trì một bầu không khí tích cực tại Biển Đông".

Trung Quốc và ASEAN năm 2002 đã ký Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông, theo đó cam kết sẽ giải quyết hòa bình các tranh chấp và không có hành động đe dọa hòa bình - ổn định, song những nỗ lực hướng tới việc đưa ra một bộ quy tắc mang tính ràng buộc pháp lý vẫn "giậm chân tại chỗ".

Theo Vietnam+