Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng khả năng quân sự nhưng vẫn là “một cường quốc khu vực với những mối quan tâm khu vực”, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở ở London cho biết.
Trung Quốc thách thức ưu thế quân sự Mỹ
Thực hư chuyện hiện đại hóa quân sự Trung Quốc
Thận trọng dõi theo Trung Quốc
IISS hôm qua (11/3) đã đưa ra báo cáo hàng năm về các quân đội trên thế giới. Theo viện này, bất chấp những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức tăng 7,5% trong ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2010 vẫn lớn hơn rất nhiều nước.
Trung Quốc đã phát triển mạnh các khả năng quân sự nhưng
vẫn ở tầm khu vực. Ảnh: AP
Tuy nhiên, theo IISS, tập trung chủ yếu của Trung Quốc là những vấn đề khu vực. Đài Loan, hay chuyện tranh chấp tại biển Hoa Đông, Biển Đông thu hút sự chú ý của Bắc Kinh hơn bất kỳ vấn đề nào khác.
"Bởi vậy, Trung Quốc vẫn là một cường quốc khu vực, với những mối quan tâm khu vực, điều này được thể hiện qua hàng loạt cuộc tập trận, những dự án xây dựng hay mua sắm trang thiết bị trong năm 2010”, báo cáo nhấn mạnh.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng, các cường quốc quân sự thế giới đang thận trọng dõi theo Trung Quốc khi họ bắt đầu “thăm dò các hoạt động xa hơn”. Những lo ngại về việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự tăng cao khi nước này công bố chi tiêu quốc phòng vào hôm thứ sáu. Theo đó, ngân sách quốc phòng cho năm nay tăng ở mức hai con số, 12,7%.
Có yếu kém trong cơ cấu
Trong vài tháng gần đây, Trung Quốc đã có những động thái gây sự chú ý của quốc tế, đặc biệt là tuyên bố bay thử máy bay tàng hình đầu tiên khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tới thăm Bắc Kinh hồi tháng 1. Theo các nguồn tin chính trị và quân sự Trung Quốc, nước này có thể còn hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên trong năm nay, sớm hơn một năm so với dự đoán của nhiều chuyên gia quân sự Mỹ.
Andy Gilholm, nhà phân tích cao cấp
thuộc Control Risks, nhấn mạnh Trung Quốc không cố gắng đối trọng với Mỹ về các
kế hoạch sức mạnh toàn cầu, nhưng muốn gây khó với Washington trong việc áp dụng
sức mạnh ở những nơi mà Trung Quốc xem là “sân sau” của họ.
"Vấn đề cơ bản với Mỹ và các đồng minh khu vực không phải là khoảng cách chi tiêu hay các khả năng tổng thể, nhưng sự mở rộng của Trung Quốc có thể đe dọa hoặc kiềm chế khả năng Mỹ trong việc sử dụng ưu thế quân sự để hỗ trợ các mục tiêu của họ trong khu vực”, Gilholm nói.
Nhưng, theo IISS, mục tiêu thu hẹp khoảng cách công nghệ của Trung Quốc với phương Tây có thể bị xói mòn bởi những “sự yếu kém nghiêm trọng trong cơ cấu”. "Vấn đề tổng thể, đó là tình trạng sao chép lan tràn, sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các cơ sở công nghiệp và nghiên cứu”, báo cáo đánh giá. “Các nhà máy sản xuất vũ khí rải rác khắp nơi ở một đất nước rộng lớn và có thể lỗi thời trong nghiên cứu cũng như sản xuất”.
Về những nơi khác ở châu Á, IISS cho hay, quân đội Triều Tiên lớn thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
Theo IISS, khoảng 5% trong tổng số dân 24 triệu người của Triều Tiên làm lính, và lực lượng này được trang bị những thiết bị quân sự đáng kể. IISS cho rằng, Triều Tiên - nước đã thực hiện hai vụ thử hạt nhân - có đủ plutonium để sản xuất 4-8 đầu đạn.
-
Thái An (Theo heraldsun)
Trung Quốc thách thức ưu thế quân sự Mỹ
Thực hư chuyện hiện đại hóa quân sự Trung Quốc