- Những người được Quốc hội đánh giá tín nhiệm nói về kết quả tín nhiệm bên hành lang Quốc hội sáng 11/6.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường:Kết quả giúp tôi nhìn nhận lại một cách nghiêm túc những gì mình đã làm được. Đương nhiên, trong số đó vẫn còn một số phiếu đánh giá tín nhiệm thấp dành cho tôi.
Nhìn chung thì hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội có thể nhìn thấy kết quả rõ hơn. Còn riêng ở lĩnh vực tư pháp do không có sự va chạm trực tiếp về quyền lợi, nên điều này cũng cũng sẽ khiến tôi phải suy nghĩ thêm.
Bởi những phiếu đánh giá tín nhiệm thấp có nghĩa là vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được nhìn nhận, đánh giá lại một cách nghiêm túc. Qua đó phải xem điểm nào yếu kém thì phải chỉnh sửa để tiếp tục cố gắng hơn nữa.
Tôi rất chia sẻ với những vị tư lệnh ngành đứng đầu các lĩnh vực kinh tế, xã hội (kết quả tín nhiệm chưa cao so với các lĩnh vực khác).
Giai đoạn hiện nay có thể nói là thời kỳ khó khăn nhất kể từ đổi mới đến nay. Các khó khăn tổng hợp bao gồm cả khó khăn nội tại của nền kinh tế lẫn tác động bên ngoài suốt nhiều năm nay. Do vậy, cả Thủ tướng lẫn bộ máy Chính phủ đều phải cố gắng hơn nữa. |
Không phải tất cả thuộc về trách nhiệm cá nhân của từng vị bộ trưởng đó. Thực ra ai cũng mới nhận nhiệm vụ gần hai năm nay thôi. Trong khi đó, mọi vấn đề tồn đọng là thuộc từ nhiều năm nay rồi, và đều là những tồn đọng lớn.
Đánh giá về trách nhiệm điều hành cũng phải có phần đánh giá về cá nhân. Nói thông cảm và chia sẻ không phải tôi đang giải trình hộ ai đó mà để thấy là nhìn nhận các vấn đề khó khăn cũng phải xem yếu tố khách quan.
Còn riêng với Thủ tướng Chính phủ, có biết bao nhiêu vấn đề thuộc trách nhiệm người đứng đầu, rất nặng nề.
Giai đoạn hiện nay có thể nói là thời kỳ khó khăn nhất kể từ đổi mới đến nay. Các khó khăn tổng hợp bao gồm cả khó khăn nội tại của nền kinh tế lẫn tác động bên ngoài suốt nhiều năm nay. Do vậy, cả Thủ tướng lẫn bộ máy Chính phủ đều cần phải cố gắng hơn nữa.
Thủ tướng là người đứng đầu nhưng bộ trưởng ở các lĩnh vực cũng phải dốc sức chung tay, chung lòng với Thủ tướng để cùng tháo gỡ khó khăn. Nếu kinh tế thế giới tốt lên, nếu kinh tế đất nước chuyển biến rõ rệt thì có thể kết quả bỏ phiếu sẽ khác.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:
Tôi cho rằng việc lấy phiếu có tác dụng tích cực đến những nhân sự được đánh giá tín nhiệm, tạo thêm động lực cho họ điều chỉnh cách điều hành trong thời gian tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Số phiếu tự nói hết rồi. Với người được đánh giá tín nhiệm thì mỗi người được đánh giá cũng đã tự làm kiểm điểm bản thân rồi, sau khi nhận kết quả đánh giá thì họ sẽ biết rõ hơn những gì cần phải làm tốt hơn nữa.
Còn cảm giác của người được đánh giá thì như Chủ tịch Quốc hộiđã nói thì luôn có hai tâm trạng: Đây là lần đầu tiên nên sẽ rút kinh nghiệm. Đánh giá của các ĐBQH sẽ giúp từng người biết mình kém chỗ nào để làm cho tốt hơn, bởi lẽ ai cũng có tinh thần cầu thị.
Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách QH Phùng Quốc Hiển:
Chủ tịch Quốc hội đã nêu trước khi lấy phiếu tín nhiệm về điều kiện kinh tế khó khăn gần đây, khách quan lẫn chủ quan.
Các ĐB đánh giá các thành viên Chính phủ phải tính tới điều kiện thực tế này.
Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Những lĩnh vực nhạy cảm như kinh tế, tài chính, ngân hàng, công thương, xây dựng... đều do yếu tố khách quan và đương nhiên tỷ lệ tín nhiệm thấp không cao như các lĩnh vực khác.
Chính phủ thời gian qua đã hết sức cố gắng. Tôi đã bỏ phiếu theo đúng nhận định, đánh giá của bản thân về những kết quả đạt được của nền kinh tế, các thành viên Chính phủ.
Đặc biệt là các thành viên có những đột phá về tư duy, thậm chí những tư duy của họ đến hôm nay chưa được ủng hộ, nhưng có thể sẽ được chứng minh trong thời gian tới.
Chung Hoàng - Ngọc Lê (ghi)