Hải quân Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất nhanh chóng thiết kế và xây dựng cho họ loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa đối hạm cận âm của Trung Quốc.


{keywords}
Tên lửa C802A của Trung Quốc. Ảnh: wautom

Trước đó, Hải quân Mỹ đã dành rất nhiều nỗ lực để phát triển các loại mục tiêu bay tương tự để mô phỏng các tên lửa đối hạm siêu thanh. Dường như giới quân sự Mỹ đang nhận ra rằng, hầu hết các đối thủ của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Triều Tiên hoặc Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm của Trung Quốc. Trung Quốc đã bán rất nhiều loại tên lửa chống hạm C-801 và C-802.

Loại C-801 đài 5,81m, đường kính 360mm, có tầm bắn tối đa 42km, nặng 636 kg. Loại tên lửa này tương tự như tên lửa Exocet của Pháp và được cho là thiết kế dựa trên loại của Pháp. Tên lửa C802A dài 6,8m, đường kính 360mm, nặng 682kg mang một đầu đạn nặng 165kg. Loại này có tầm bắn tối đa 120km và di chuyển với tốc độ 250m/giây.

Tên lửa Exocet của Pháp có kích cỡ và hoạt động tương tự như tên lửa Trung Quốc nhưng giá thành gấp đôi (hơn 1 triệu USD). C802 tính năng kém hơn so với Exocet nhưng trông rất giống và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nâng cấp bản sao Exocet của họ.

Hải quân Mỹ đã yêu cầu nhà sản xuất xây dựng một loại mục tiêu bay cận âm có thể tái sử dụng, đạt tốc độ tối đa khoảng 900km/h, bay cách mặt nước 1m với tầm bắn 700km. Loại mục tiêu bay này có thể nổi trên mặt nước, thích hợp với khoảng 20 chuyến bay, chi phí không đến 200.000 USD. Nó có thể mang các thiết bị điện tử được điều khiển từ xa và giám sát các nỗ lực gây nhiễu cũng như mọi loại thông tin chuyến bay.

Mỹ hy vọng sẽ lặp lại thành công trước. Cách đây 3 năm, sau gần một thập niên nỗ lực phát triển, Hải quân Mỹ đã đưa vào sử dụng thiết bị mô phỏng tên lửa chống hạm tốc độ cao - tên lửa GQM-163A Coyote SSST nặng 800kg, dùng nhiên liệu rắn, tầm bắn 110km và đạt tốc độ tối đa 2.600km/h. Coyote giúp cho các tàu chiến Mỹ mô phỏng thực tế một cuộc tấn công từ các tên lửa hành trình tương tự của Nga (kiểu như Klub). Ít nhất 39 tên lửa GQM-163A đã được chế tạo với chi phí 515.00 USD/tên lửa. Đây là loại tên lửa đầu tiên của Mỹ sử dụng thành công các động cơ phản lực và công nghệ này hiện có thể sử dụng cho các loại tên lửa khác.

Coyote ra đời để đối phó với việc ngày càng có nhiều quốc gia tự trang bị tên lửa chống hạm tốc độ cao. Trong số này, lợi hại nhất là loại tên lửa đối hạm 3M54 (còn gọi là SS-N-27, Sizzler hoặc Klub) của Nga được sử dụng trên các tàu ngầm Trung Quốc. Tên lửa này nặng hai tấn, phóng từ ống phóng ngư lôi 533mm từ tàu ngầm lớp Kilo và mang đầu đạn nặng 200kg. Phiên bản chống hạm có tầm bắn 300km, đạt tốc độ 3.000km/h và có các phiên bản phóng từ máy bay hoặc tàu.

Tên lửa 3M54  được phát triển dựa trên các loại tên lửa chống hạm của Nga trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, như 3M80. Phiên bản trước đó là P700 có tầm bắn lên tới 550 km và mang đầu đạn nặng 750 kg. Tên lửa này được đưa vào sử dụng từ những năm 1980. Các loại tên lửa này đều được xem là "sát thủ diệt tàu sân bay" nhưng chưa rõ khả năng thực tế.

Hiện có nhiều lo ngại rằng, Hải quân Mỹ chưa có hệ thống phòng thủ chống lại các tên lửa kiểu như Klub hoặc đã phát triển khả năng phòng thủ nhưng giấu kín.

Trong báo cáo thường niên dài 83 trang trình Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua, Lầu Năm Góc cũng đã đề cập tới mối lo ngại về "sát thủ diệt tàu sân bay" của Trung Quốc. Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ hết sức quan tâm tới sự phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, DF-21D. Với tầm bắn từ 966-2.896 km, tên lửa này được coi như là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu chiến Mỹ, nhất là các tàu sân bay trong khu vực Tây Thái Bình Dương.

Thái An (theo strategypage)