- Phát biểu trước phiên bế mạc kỳ họp thứ 9 chiều nay, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng nói, trong nhiệm kỳ vừa qua, Thủ tướng đã điều hành, quản lý đất nước năng động và quyết liệt.
Như vậy, sau 8 ngày làm việc, kỳ họp cuối cùng nhiệm kỳ QH khóa XII đã khép lại. QH đã thông qua 3 dự án luật là Luật Kiểm toán độc lập, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật phòng chống mua bán người. Luật Thủ đô chưa được thông qua lần này.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Kỳ họp đầu tiên QH khóa XIII sắp tới sẽ bàn nhiều nội dung quan trọng như bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao. Theo quy định, kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII sẽ khai mạc chậm nhất vào ngày 22/7, hai tháng sau khi bầu cử xong.
Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng "giao việc", các ĐBQH tiếp tục thực hiện công việc, nhiệm vụ và quyền hạn của mình cho đến kỳ họp thứ nhất, QH khóa mới. Đó là, tiếp tục tham gia nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội địa phương, tích cực chuẩn bị cho hoạt động của QH khóa XIII.
Các cơ quan Chính phủ chuẩn bị để báo cáo QH kết quả giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc được nêu ra tại các kỳ họp QH gần đây.
Ngày hôm qua, ĐBQH đã thảo luận phân tích những hạn chế, tồn tại trong hoạt động của QH khóa XII. Vì vậy, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng yêu cầu UB Thường vụ QH tiếp thu và bổ sung hoàn chỉnh thêm báo cáo để gửi lại cho các ĐB.
"Nhiệm kỳ QH khóa XII đang khép lại, nhưng dư âm và ấn tượng tốt còn đọng lại. Bốn năm qua, các ĐBQH đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gắn bó mật thiết với cử tri, đi sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguỵện vọng, kiến nghị của cử tri", ông Trọng đánh giá.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Ông Trọng hy vọng, dù ĐB tái cử hay chuyển sang làm việc khác, nhưng sẽ tiếp tục góp sức cho công việc của đất nước.
Ngoài chương trình nghị sự, các cơ quan Chính phủ cũng đã bố trí thời gian trả lời thắc mắc của các ĐBQH về những vấn đề mới phát sinh, như chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, tái đề xuất lập ủy ban điều tra sai phạm ở Vinashin.
Tại phiên chào cờ bế mạc
kỳ họp
QH thứ 9, chiều nay, các ĐBQH khóa XII đã đồng thanh hát Quốc ca. Đây là một điểm
mới so
với các phiên khai mạc hay bế mạc suốt nhiệm kỳ QH vừa rồi. Cuối tuần trước, trong
phiên thảo
luận tại nghị trường, chính đại biểu Dương Trung Quốc đã đề xuất các
ĐBQH nên tự
hát Quốc ca thay vì mở nhạc. Ông Quốc nói: "Các vị
đều nhớ
ở ngay đầu nhiệm kỳ XI chúng tôi đã tha thiết muốn các đại biểu Quốc hội
hát
Quốc ca, không phải nhờ đài, nhờ người khác hát hộ. Thế mà đến hôm nay
(cuối
nhiệm kỳ XII) chúng ta vẫn chưa làm được. Tôi rất nhớ câu chuyện của Chủ
tịch
nước Nguyễn Minh Triết nhắc lại tại hội nghị Mặt trận Tổ quốc năm ngoái:
"Khi
tham dự một nghi lễ ở nước ngoài, trong khi nước bạn cử Quốc ca, quốc
thiều, từ
vua đến dân đều hát Quốc ca, trong khi đó, các thành viên của chúng ta
không ai
hát khiến vị lãnh đạo nước ngoài phải hỏi Chủ tịch nước ta rằng Quốc ca
Việt Nam
không có lời à?".
Tôi nghĩ, đây là vấn đề không đơn giản, một vấn đề mà chúng ta cần
phải nhìn
nhận lại vì nó phản ánh tâm thế của người Việt Nam".
-
Lê Nhung