- Là ngành được xác định phải “đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ đặc biệt” song hiện nay, rất nhiều cán bộ y tế - đặc biệt là ở địa phương, chưa nhận được đãi ngộ tương xứng. Ngay tại các thành phố lớn, không phải bác sỹ, điều dưỡng nào cũng có cơ hội làm thêm để tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống.
LTS: Câu chuyện đãi ngộ cán bộ y tế đã được nói đi nói lại tại nhiều diễn đàn. Nhưng đến thời điểm này, những thay đổi dường như vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi.
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, VietNamNet giới thiệu một số bài viết nhằm mang đến cho bạn đọc thông tin tổng quan về “bức tranh” đãi ngộ cán bộ y tế, những bất cập và đề xuất một số phương hướng tháo gỡ.
|
Đó là thực tế mà bác sỹ Trần Văn Phúc (BV đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) nêu khi giá viện phí BHYT bệnh viện thu không đủ chi.
![]() |
Bác sỹ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhân khi đại dịch cúm A/H1N1 mới tràn vào Việt Nam. Ảnh: Cẩm Quyên |
Để làm rõ hơn về việc này, bác sỹ Phúc phân tích: Để một máy siêu âm sinh ra lợi nhuận vừa đủ bù đắp chi phí tối thiểu cho máy đó hoạt động thì giá mỗi ca siêu âm phải là 70.000 đồng. Nhưng thực tế, giá BHYT trả cho mỗi ca siêu âm này chỉ 20.000 đồng, nghĩa là bệnh viện phải chịu lỗ 50.000 đồng/ca.
Mỗi đêm trực cũng phải xử lý 60-70 bệnh nhân, có lúc cao điểm lên tới 100 người, số tiền mà chị Hoàng Thị Nguyệt - bệnh viện huyện Hoài Đức (Hà Nội) nhận được là 60.000 đồng. “Đó là đã tăng rồi, trước đây mỗi ca trực chỉ được 25.000 đồng thôi”, chị Nguyệt ngậm ngùi.
"Bệnh nhân đòi hỏi chúng tôi ân cần, nhẹ nhàng, đó là điều bình thường, nhưng ngày nào cũng quần quật như thế, nói thực lòng là quá mệt mỏi và áp lực", chị Nguyệt than.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết mỗi bác sỹ của khoa mỗi ngày khám ít nhất 30-50 ca, ngày nào đông khoảng 60-70 ca, cao điểm lên tới 100 ca, trong đó có những ca nặng không thể tính được lượng chất xám, thời gian, kinh nghiệm bác sỹ phải đổ vào.
![]() |
Làm việc vất vả trong môi trường nhiều áp lực song chế độ đãi ngộ với cán bộ y tế chưa thỏa đáng. Ảnh: Cẩm Quyên |
“Thế nhưng, vì thu nhập từ bệnh viện chẳng đủ đảm bảo cuộc sống nên bác sỹ hết giờ làm vẫn phải đến phòng khám tư “cày cuốc” đến 9-10 giờ đêm mới nghỉ. Nhiều người nói thu nhập của bác sỹ thành phố cao, nhưng đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ.
Thu nhập của ngành y (ở thành phố) thực chất cũng không quá kém cỏi so với các ngành nghề khác song thực tế bác sỹ đang bị bóc lột sức lao động vì làm việc quá vất vả nhưng không nhận được đãi ngộ tương xứng chứ đừng nói đến đãi ngộ đặc biệt”, bác sỹ Phúc cho hay.
56,3% bác sỹ phải làm thêm ngoài giờ
Năm 2010, Viện chiến lược và chính sách y tế cho hay: Với các chế độ phụ cấp ưu đãi còn nhiều bất cập, mức thu nhập bình quân của nhân viên Y tế trong toàn ngành chỉ đạt 3,08 (khoảng trên 2,2 triệu/người/tháng).
Có đến trên 80% số cán bộ Y tế được phỏng vấn cho rằng các chế độ phụ cấp ưu đãi chưa thỏa đáng và 56,3% phải làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập.
|