Trong khi Ấn Độ bận rộn với cuộc bầu cử quốc hội thì TQ đang đẩy mạnh yêu sách chủ quyền ở Biển Đông với những động thái có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia Nam Á.
|
Ấn Độ nhiều lần khẳng định cam kết tự do
hàng hải trên Biển Đông và cảnh báo chống lại các mối đe dọa ngày càng
tăng đối với an ninh hàng hải. Ảnh: Getty Images
|
Trong thực tế, khi ông Narendra Modi chuẩn bị nhậm chức Thủ tướng Ấn Độ thì TQ có thể trở thành thách thức đầu tiên trong chính sách đối ngoại của chính phủ mới.
Mới đây, TQ đã hạ đặt giàn khoan ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Họ cũng điều động một đội tàu dân sự và quân sự hùng hậu với lý do bảo vệ giàn khoan; đe dọa, tấn công và làm hư hại các tàu Việt Nam bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Bất chấp phản ứng của Việt Nam, TQ tuyên bố tiếp tục hoạt động tìm kiếm dầu khí.
Philippines đã khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế vì yêu sách chủ quyền thái quá và chiếm giữ bãi cạn Scarborough của Philippines.
Ấn Độ có những lợi ích thương mại ở Biển Đông, khu vực ngoài khơi Việt Nam và có thể trở thành một bên “quan tâm” nếu căng thẳng trong vùng biển trở nên tồi tệ hơn. Ấn Độ đã đầu tư nhiều ở Việt Nam, cố gắng xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược để đối trọng với TQ. Kinh tế Việt Nam đang phát triển trong những năm qua. Một cuộc xung đột với TQ hoàn toàn không có lợi cho Ấn Độ.
Ở Biển Đông, TQ đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết vùng biển bất chấp Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền tại đây.
Thái An (theo timesofindia)