- Ngay tháng 6/2012, CNOOC gọi thầu phi pháp 9 lô dầu khí gần bờ biển miền Trung Việt Nam. Ý đồ Trung Quốc không thay đổi khi muốn độc tôn Biển Đông, tiến tới chia sẻ Thái Bình Dương với Mỹ. 

MỜI BẠN ĐỌC BẢN TIẾNG ANH

Đã có nhiều phân tích cho rằng hành động hạ đặt giàn khoan là sự đáp trả chuyến công du 4 nước châu Á của Tổng thống Obama 21-29/4/2014 và sự khát năng lượng của nền kinh tế thứ hai thế giới. 

Thực tế khả năng triển khai một giàn khoan đã được dự đoán trước từ 1992 khi TQ ký thỏa thuận hợp tác bất hợp pháp với Crestone (Mỹ) trên một vùng biển rộng 125.000 km2.

Đây là khu vực bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa VN mà TQ khi đó đã viện cớ bãi Vạn An Bắc thuộc chủ quyền TQ nhưng nằm trên thềm lục địa nước khác. Khả năng này ngày càng trở nên hiện hữu khi giàn khoan Hải Dương 981 được đóng xong vào năm 2011 và khoan thử đầu tiên tháng 5/2012. 

{keywords}

Tàu cá TQ dàn hàng ngang bảo vệ giàn khoan trái phép. Ảnh: Cảnh sát biển

Ngay tháng 6/2012, CNOOC gọi thầu phi pháp 9 lô dầu khí gần bờ biển miền Trung VN. Ý đồ TQ không thay đổi khi muốn độc tôn Biên Đông, tiến tới chia sẻ Thái Bình Dương với Mỹ. 

Biển Đông với vị trí địa chiến lược nối hai đại dương, với tài nguyên dầu khí, băng cháy và cá không tránh khỏi là điểm nóng trong ván bài giữa hai siêu cường. 

Chỉ riêng số lượng tàu chở dầu quốc tế đi qua Biển Đông đã chiếm hơn một nửa của thế giới, gấp 3 lần số qua kênh đào Suyez, 5 lần qua kênh đào Panama TQ, thị trường tiêu thụ dầu khí thứ hai thế giới và dầu chủ yếu được vận chuyển qua Thái Bình Dương, qua tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông, không thể để an ninh năng lượng của mình bị Mỹ và đồng minh khống chế. 

Chiến lược an ninh biển của TQ muốn thành công còn phải có sân sau là Biển Đông (lợi ích cốt lõi) để tránh khả năng cạnh tranh trực tiếp với Mỹ và các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc ở Biển Hoa Đông. 

Chiến lược này mâu thuẫn giữa mục tiêu chiếm đoạt, tranh chấp chủ quyền với nhu cầu có môi trường “trỗi dậy hòa bình”. 

Để xoa dịu mâu thuẫn đó, TQ đưa ra sự kết hợp yêu sách đường lưỡi bò phi lý mà thế giới đều lên án với chủ thuyết ‘Chủ quyền thuộc TQ, Gác tranh chấp cùng khai thác” (GTCCKT). 

Các hoạt động trên biển của TQ những năm gần đây đều tuân thủ chiến lược cứng rắn không đối đầu với Mỹ, nhưng cứng rắn có chọn lọc với láng giềng, khiêu khích đủ để đạt mục đích ngắn hạn mà không vượt qua làn ranh đỏ chiến tranh. 

Duy trì đường lưỡi bò để có cơ sở đưa vấn đề GTCCKT. Các phương tiện hiện đại nhất của TQ đều thử nghiệm đầu tiên tại Biển Đông, từ tàu sân bay Liêu Ninh đến giàn khoan di động Hải Dương 981 hay tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân. 

Quyết định địa chính trị

Đích nhắm của Hải Dương 981 tiếp theo có thể sẽ là Tư Chính, là 9 lô dầu khí ven bờ miền Trung VN mà CNOOC gọi thầu bất hợp pháp, là Bãi Cỏ Rong, Bãi Cỏ Mây, bãi ngầm Tăng Mẫu, bất cứ nơi đâu trong phạm vi đường lưỡi bò nhưng ưu tiên các vùng biển ven bờ các nước nơi khả năng khai thác dầu khí thương mại đã được khẳng định. 

Việc triển khai giàn khoan ngay sau chuyến đi của Tổng thống Obama được cho là phản ứng gay gắt của TQ với chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ nhưng để chuẩn bị triển khai giàn khoan và lực lượng tàu hộ tống hùng hậu không chỉ trong 2 ngày. 

Phản ứng của Mỹ đối với việc sát nhập Crưm của Nga càng củng cố thêm quyết tâm của TQ. Chuyến thăm châu Á của Tổng thống Obama chỉ là chất xúc tác, còn việc triển khai đã được quyết định, nằm trong lộ trình lâu dài thâu tóm Biển Đông và không thể tránh khỏi. 

Vấn đề chỉ còn là thời điểm thích hợp. Đây là một quyết định địa chính trị chứ không phải đơn thuần kinh tế khi đưa giàn khoan 1 tỷ USD đến vùng biển ít có khả năng thu lợi ích cao.

Hạ đặt giàn khoan cũng là để đe nẹt các nước trong khu vực không đi theo tấm gương của Philippines đưa các tranh chấp ra Trọng tài quốc tế. 

Nhưng không may cho TQ, hồ sơ kiện của Philippines đã được trình đúng thời hạn 30/3/2014 và được Tòa trọng tài thụ lý. 

Hải Dương 981 bề ngoài là xung đột Việt - Trung nhưng thực chất là một bước thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa TQ và Mỹ để tìm các nước đồng minh, các vệ tinh trong Biển Đông, tiến tới kiểm soát Biển Đông. 

Việt Long

MỜI BẠN ĐỌC BẢN TIẾNG ANH