Những ngày gần đây, hàng loạt thông tin mật từ trong nhiều bức điện tín của các đại sứ quán Mỹ khắp thế giới đã được Wikileaks tiết lộ.

 

 

New York Times và một số báo khác ở châu Âu đã tiếp cận các tài liệu này vài tuần trước đó, và nhất trí bắt đầu xuất bản thông tin từ các bức điện tín mật từ hôm chủ nhật. New York Times tin rằng các tài liệu này rất quan trọng trong phục vụ lợi ích cộng đồng, làm sáng tỏ các mục tiêu, sự thành công, những thỏa hiệp và cả thất bại của giới ngoại giao Mỹ theo cách riêng biệt.


 

Ảnh: wordpress

Nguồn tài liệu

 

 

 

 

 


Khoảng 250.000 điện tín cá nhân được thông tin, chuyển giao hàng ngày giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và hơn 270 đơn vị ngoại giao Mỹ khắp thế giới đã được một nguồn giấu tên cung cấp cho New York Times
. Các tài liệu này ban đầu do WikiLeaks sở hữu. Đây là một trang web chuyên tiết lộ nhiều bí mật động trời. Bắt đầu từ hôm chủ nhật, WikiLeaks có ý định xuất bản các thông tin rò rỉ trên chính trang web của mình. Mỗi đợt tài liệu liên quan tới một quốc gia hay chủ đề cụ thể. Ngoại trừ thời gian xuất bản, các tài liệu được cung cấp vô điều kiện. Mỗi cơ quan báo chí có tài liệu này quyết định độc lập sẽ đưa nội dung gì về các bức điện tín mật.


Phân loại


Khoảng 11.000 bức điện tín được đánh dấu “mật”. Thêm 9.000 bức hoặc hơn nữa có dấu “noforn”
("no foreign nationals") nghĩa là thông tin không chia sẻ với đại diện của các quốc gia khác và 4.000 điện tín mang dấu “mật/noforn”. Số còn lại ít hạn chế hơn như kiểu “thông tin riêng” hoặc không phải tài liệu mật. Phần lớn số này không nằm trong danh sách công bố công khai, ít nhất trong tương lai gần.


New York Times đã rất thận trọng trong việc xử lý các bài viết và tài liệu bổ sung, trong báo in cũng như báo mạng với các thông tin có thể gây nguy hiểm cho người cung cấp nguồn tin hoặc với an ninh quốc gia. Các bài viết của báo này được chia sẻ với những tổ chức tin tức báo chí khác cũng như thông tin cùng WikiLeaks, với hy vọng rằng, các tài liệu sẽ được biên tập, xử lý tương tự khi có kế hoạch xuất bản trực tuyến.


Sau các bài viết của mình, New York Times đã gửi tới quan chức chính quyền Obama các bức điện tín dự kiến xuất bản, và mời họ phản biện về bất kỳ thông tin nào, theo quan điểm chính thức, sẽ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Sau khi xem xét đánh giá các bức điện tín, các quan chức này đã đưa ra đề xuất bổ sung vào bài viết. New York Times nhất trí với một số, chứ không phải toàn bộ, và tiếp tục chuyển những quan ngại của chính quyền đến các tổ chức báo chí khác, tới cả WikiLeaks.


Sau tất cả, New York Times dự kiến đưa lên trang web của báo khoảng 100 bức điện tín, một số đã biên tập, số khác được giữ nguyên để phản ánh rõ ràng diện mạo chính sách ngoại giao Mỹ.


Vấn đề xử lý các thông tin mật không hề dễ dàng, và không bao giờ có thể xem nhẹ. Các biên tập viên phải cố gắng cân bằng giữa giá trị tài liệu với nhận thức người dân và khả năng gây nguy hiểm với lợi ích quốc gia. New York Times khẳng định, có một nguyên tắc chung là giữ lại các thông tin mật có thể phơi bày nguồn tin dùng để trả thù hoặc tiết lộ hoạt động tình báo có ích cho đối phương trong chiến tranh. New York Times cắt bỏ những thông tin có thể dẫn khủng bố tới các tài liệu vũ khí không được đảm bảo, hay hữu ích cho chương trình thu thập tình báo ở các nước đối đầu, hoặc tiết lộ thông tin về các khả năng vũ khí Mỹ có thể giúp ích cho kẻ thù.


Quan chức chính phủ đôi khi đưa ra tranh luận, và chính quyền cũng tranh luận trong trường hợp có một số điện tín mật - phơi bày các cuộc trao đổi riêng giữa nhà ngoại giao Mỹ với người đồng nhiệm nước ngoài - có thể gây nguy hiểm tới lợi ích quốc gia bằng cách khiến nhiều chính phủ nước ngoài thận trọng hơn trong hợp tác với Mỹ ở cuộc chiến chống khủng bố cũng như các hoạt động quan trọng khác.


Đưa ra phân tích


Tất nhiên, hầu hết các tài liệu này sẽ được công bố bất kể những gì New York Times sẽ quyết định.
WikiLeaks đã chia sẻ các bức điện tín bí mật với ít nhất bốn cơ quan báo chí khác của châu Âu, và còn có thể với nhiều cơ quan khác, đồng thời tuyên bố có kế hoạch cuối cùng sẽ đưa lên chính trang của họ. Với New York Times, bỏ qua những tài liệu này sẽ là phủ nhận với độc giả của chính mình về các bài báo được phân tích thận trọng, tỉ mỉ khi các thông tin trở nên công khai.


Nhưng lý do quan trọng hơn để xuất bản những bài viết này là các bức điện tín mật đã kể về nhiều câu chuyện một cách thẳng thắn, không tô vẽ về cách thức chính phủ đưa ra những quyết định lớn nhất của đất nước trong cuộc sống và tiền bạc. Chúng làm sáng tỏ những động lực, và trong một số trường hợp, lộ rõ tính nước đôi, của các đồng minh muốn gần gũi Mỹ cũng như nguồn viện trợ nước ngoài, kiểu như Pakistan và Yemen, nơi sự hiện diện quân sự của Mỹ ngày một lớn.

Khá khó khi xuất bản những tài liệu vấp phải sự phản đối chính thức, nhưng sẽ là quá tự tin khi kết luận rằng, người Mỹ không có quyền được biết những gì đã được làm dưới cái tên của họ.

  • Thụy Phương (Theo Nytimes)