- UB Pháp luật QH yêu cầu quy định cụ thể hơn về trách nhiệm báo cáo trước nhân dân của Thủ tướng.
Dự thảo luật Tổ chức chính phủ sửa đổi quy định chi tiết và đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng quy định tại Hiến pháp và cụ thể hóa một số nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng.
Điều này nhằm xác định rõ vai trò của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chủ động lãnh đạo Chính phủ khởi xướng, hoạch định kịp thời cơ chế, chính sách, đề xuất xây dựng thể chế pháp luật, quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước theo thẩm quyền, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Ảnh: XĐ |
Cơ quan thẩm tra, UB Pháp luật QH cho rằng, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng cần đặt trong mối quan hệ với nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ.
"Mặt khác, cần phân biệt với các thành viên khác của Chính phủ, phải khắc phục được tình trạng dồn trách nhiệm lên Thủ tướng như trong thời gian qua", Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý nói.
Cơ quan thẩm tra cũng nhấn mạnh yêu cầu quy định cụ thể hơn trách nhiệm của Thủ tướng “thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng”.
UB cũng đề nghị cân nhắc các thẩm quyền sau của Thủ tướng cho phù hợp quy định của Hiến pháp: Trong thời gian QH không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
H phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm;
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại biểu QH. Ảnh: Minh Thăng |
Giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp khuyết bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Q
Tạm thời giao quyền chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp chưa bầu được chủ tịch UBND;
Quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân. "Bởi vì, trường hợp các biện pháp này hạn chế quyền con người, quyền công dân thì phải thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp mà không thể quy định chung thẩm quyền này cho Thủ tướng", báo cáo thẩm tra nêu.
Người đọc tờ trình, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, cũng cho biết dự thảo luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi bỏ quy định bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chức năng thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. Chức năng này sẽ do Chính phủ thực hiện hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật. UB Pháp luật tán thành điểm này.
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, do vẫn đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, nên trong dự thảo luật Tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ đã ra hai phương án: 1, Ở quận, phường không tổ chức HĐND, chức năng đại diện, giám sát, quyết định các vấn đề ở địa phương do HĐND thành phố, thị xã đảm nhiệm. 2, Ở quận, phường vẫn tổ chức HĐND, cơ quan này ngoài việc thực hiện chức năng đại diện và chức năng giám sát còn có chức năng quyết định tập trung vào các nhiệm vụ về ngân sách, nhân sự và thay đổi đơn vị hành chính.
Chính phủ nghiêng về phương án 1, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết.
Chung Hoàng