- Ngày càng có nhiều người nói về mắc ca với nhiều ý kiến trái chiều… nên đã làm cho mắc ca lên cơn sốt. Tuy nhiên, với người nông dân, sốt hay không dường như chỉ là sự ồn ào tức thời. Đơn giản họ đã trồng, phát triển và thu được thành công bước đầu với loại cây này.
Mô hình trồng mắc ca quy mô lớn ở Đăk Nông, Quảng Trị chính là câu trả lời thực tế nhất giữa những tranh cãi hiện nay.
Vườn mắc ca đặc biệt ở Quảng TrịÍt ai ngờ, vùng đất nóng rát gió Lào Quảng Trị lại xuất hiện sớm trên bản đồ mắc ca Việt Nam với mô hình đầu tư quy mô khá bài bản. Một Việt kiều ở Úc sau 35 năm kinh doanh thành công ở nước ngoài cùng người con gái út học chuyên ngành nông nghiệp công nghệ cao về Hướng Hóa - Quảng Trị trồng mắc ca.
Ông Huỳnh Văn Trí đã thành lập DN để làm đầu mối trực tiếp triển khai đề án phát triển mắc ca tại Quảng Trị. Công ty trực tiếp trồng mắc-ca trên đất của mình và dự định hợp tác giao giống cho các hộ dân trồng trên cơ sở hợp đồng hợp tác với mình.
Hiện, DN mới chỉ trồng khoảng 2.000 cây mắc ca trên 2,7 ha mắc ca được 2 - 3 tuổi, chưa cho quả, nhưng ông Trí đã khởi công luôn việc xây dựng nhà máy chế biến với vốn đầu tư 2,2 triệu USD dự kiến hoàn thành cuối năm nay.
Trước những thông tin trái chiều hiện nay, ông Trí nói: “Cứ để mọi người băn khoăn. Chúng tôi làm trước, để dân tin trước rồi làm theo sau. Chúng tôi sẽ bao tiêu sản phẩm và sẽ thành công ở Quảng Trị".
Ít ai ngờ ở Quảng Trị cũng có một vùng đất đỏ ba zan ở huyện Hướng Hóa lại nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển rất phù hợp với cây mắc ca. Sau quá trình tìm kiếm và tham khảo các chuyên giá mắc ca Úc, từ 2012 ông Huỳnh Văn Trí (phải) đã đầu tư trồng mắc ca ở Quảng Trị Ông đã tạo trại giống mắc ca hiện đại - có khả năng cung ứng trên 1 triệu cây giống mỗi năm cho hàng nghìn ha mắc ca từ năm 2016 Ông cũng trồng 2 ha mắc ca với 2.000 cây để người dân thấy rõ mắc ca sẽ phát triển thế nào trên đất Hướng Hóa Cây mắc ca không phải chăm sóc nhiều vẫn ra hoa đậu quả ở Quảng Trị. Ngay từ bây giờ, một nhà máy chế biến 2,2 triệu USD đã được khởi công ở khu kinh tế Lao Bảo |
|
Huyện Tuy Đức - Đăk Nông đã được quy hoạch là vùng mắc ca lớn của tỉnh với diện tích bước đầu 14 ngàn ha. Thực tế, cây mắc ca đã sống ở đất Tuy Đức từ 4 -5 năm trước và nay đã có diện tích lên đến 500 ha ở độ tuổi từ 3 - 5 năm trên cả hai hình thức canh tác là xen canh với cà phê và trồng thuần mắc ca.
Ông Đoàn Hồng Quân, Chủ tịch xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức cho biết, sau 3 năm, có thể thấy loại cây này không cần đầu tư lớn, bản chất của nó là cây rừng, không yêu cầu chăm bón kỹ lưỡng, không sâu bệnh và chịu hạn tốt... phù hợp với phương thức canh tác của bà con dân tộc.
Nếu duy trì tốc độ như hiện nay thì 5-6 năm nữa, Quảng Trực sẽ thành một vùng chuyên canh mắc ca quy mô lớn. Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Lân Hùng lạc quan cho rằng, nếu đi đúng hướng, Tuy Đức sẽ là thủ phủ mắc ca trong tương lai.
Ông Trần Đình Mạnh - Bí thư Huyện ủy Tuy Đức cho biết, dù mới trồng thử nghiệm, vào mùa quả bói đầu tiên nhưng đã có nhiều DN đến đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm với khối lượng lớn.
Bắt đầu thí điểm từ năm 2011, cây mắc ca đã bắt đầu cho quả tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Theo lãnh đạo huyện, điểm đặc biệt là mắc ca tại đây cho tới hai vụ trong năm, từ tháng 3 và tháng 8 hàng năm. Tuy Đức cũng được xem là địa bàn phù hợp nhất để trồng mắc ca ở Đăk Nông Mô hình xen canh mắc ca với hồ tiêu và cà phê đã cho thấy mắc ca là cây sinh thái khi không cần quá nhiều công chăm bón, chịu hạn tốt, không gây ra xung đột với cà phê, tiêu mà ngược lại còn tạo ra bóng mát, chống hạn tốt, giúp cải tạo đất… Mô hình 230ha mắc ca chuyên canh được quy hoạch bài bản tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức có sự phối hợp của ba nhà: nhà nước, các hộ dân và DN. Huyện tổ chức quy hoạch và triển khai, có ngân sách hỗ trợ, DN chuẩn hóa giống và kỹ thuật, giao cho 110 hộ dân trực tiếp sản xuất Chỉ sau khoảng 3 năm, cây đã cho mùa quả đầu tiên. Ông Trần Đình Mạnh, Bí thư huyện ủy Tuy Đức cho biết, sau khi thí điểm thành công và mắc ca cho quả, một số DN từ Bình Dương, TP.HCM và Lâm Đồng đã tìm đến đặt mua. Trước mắt, mắc ca tại Tuy Đức chưa phải lo đầu ra Muốn có vườn mắc ca tốt cần có giống tốt, là những giống ghép đã qua khảo nghiệm. Những vườn ươm giống lớn của nhiều DN đã mở ra những giống còn khá cao khoảng 70 – 80 đồng/cây. Trong khi đó, cũng đã xuất hiện những nguy cơ về nhiều loại giống do nông dân tự phát ươm bán không theo các dòng chuẩn và không đảm bảo chất lượng |
Song Phước
Bài tiếp: Cha theo con đi trồng mắc ca và chuyện ông bí thư 2 lần bị kỷ luật vì cổ vũ dân trồng mắc ca. Vì đâu mắc ca hấp dẫn đến thế?