- Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về - Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói với báo giới nhân 40 năm ngày thống nhất đất nước.

Ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ cảm xúc về ngày 30/4/1975:

{keywords}
Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Hoàng Long

Đối với tôi, đó là ngày hết sức đặc biệt, như một giấc mơ. Tôi sinh ra ở miền Nam nhưng năm 1954, tôi theo cha mẹ tập kết ra Bắc và đến năm 1964, cha mẹ tôi trở lại miền Nam chống Mỹ. Từ đó tôi luôn luôn muốn biết cha mẹ mình còn sống hay không. Tôi nghĩ rằng cuộc chiến đấu này còn kéo dài cho đến khi mình lớn lên đi bộ đội năm 1970 và không nghĩ rằng trong đời mình đã đánh giặc xong, có khi đến đời con mình phải đánh giặc tiếp.

Ngày 30/4/1975, khi nghe tin giải phóng, tôi thật sự òa khóc.

Suy nghĩ đầu tiên của tôi, vậy là thế hệ của mình không phải đánh nhau nữa, vậy là đất nước đã thống nhất thật rồi. Tôi mong được biết tin sớm cha mẹ mình còn sống hay không, bởi trong chiến tranh cha mẹ và tôi không có thư từ gì.

Tôi cũng rất muốn về miền Nam để biết mặt ông bà. Vì kể từ khi đi tập kết lúc 1 tuổi tôi đã không biết mặt ông bà mình. Tiếng là quê ở miền Nam nhưng tôi lại không có khái niệm về quê của mình. Từ nhỏ tôi đã ở miền Bắc và được đồng bào nuôi lớn lên đến khi trưởng thành.

Ngày đó với tôi giống như trong bài hát “đi trong mơ, nước mắt lại trào”.

Góp viên gạch xây nhà cho quê hương

Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng chia sẻ với báo chí mong muốn kiều bào trở về:

Việc một nước có chiến tranh, chia hai phe trong một đất nước là điều không mong muốn và cũng gây rất nhiều khổ đau. Nhưng đó là thực tế lịch sử. Năm 1946, Bác Hồ nói sau khi đất nước giành được độc lập: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp ở đôi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết. Có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.

Tôi nghĩ rằng cách nhìn của Bác, lời dạy của Bác luôn thấm. Người Việt Nam cho có những lúc ở hai chiến tuyến, cho dù mỗi bên đều mất mát người thân của mình nhưng nhớ lại lời Bác dạy đều là một gốc cả và đều có lòng yêu nước.

Chúng ta không ai được gặp trực tiếp Vua Hùng cả nhưng 4.000 năm sau đều về giỗ Tổ cơ mà. Vậy thì những người Việt Nam xa đất nước 40 năm qua tôi tin rằng tình yêu quê hương đất nước trong lòng còn cháy bỏng lắm.

Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về. Đất mẹ luôn sẵn sàng mời tất cả những người con trở về nhìn lại làng xã của mình, chắc chắn sẽ thấy nó phát triển.

Chúng tôi thấy có nhiều trường hợp trở về hiểu được nhau, hiểu được thực tiễn rồi có khi không cần nói tự nhiên mỗi người đều mong muốn hãy làm gì đó, hãy bỏ viên gạch xây nhà cho quê hương, hãy trồng một cái cây cho quê hương mình thêm xanh, hãy góp một sáng kiến cho đất nước mạnh thêm.

Thu Hằng

Vì sao GS Trần Đông A vẫn chọn Việt Nam?

Năm 1990, khi GS Đông A đang ở Pháp tham gia một chương trình trao đổi, có tin đồn từ trong nước là ông từ Paris đã “dzọt” sang Mỹ. 

Nguyên Bộ trưởng nhớ 3 đêm không ngủ

Tôi nhớ mình đã thức đến 3 đêm mà chẳng buồn ngủ. Ngày ít ăn mà vẫn thấy no. Hạnh phúc căng tràn lồng ngực - nguyên Bộ trưởng TT&TT Lê Doãn Hợp chia sẻ ký ức ngày 30/4/1975.

Số phận đặc biệt của chiếc xe tăng 390

Năm 1995, Françoise Demulder có triển lãm ảnh về sự kiện 30/4/1975 ở Paris. Trong một sự hữu duyên tình cờ, xe tăng 390 được phát lộ sự thật vai trò lịch sử.

Truy tìm nóc nhà trực thăng Mỹ chạy khỏi Sài Gòn

Tạp chí People mất nhiều ngày tìm kiếm ở TP.HCM địa điểm máy bay trực thăng chở người di tản từ nóc tòa nhà mà nhiều người tưởng là tòa Đại sứ Mỹ bấy giờ. 

Phi đội hào hoa đánh Tân Sơn Nhất

Phi công phi đội Quyết Thắng ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ai cũng đẹp trai kiểu đàn ông đích thực và toàn tài.

Vị Tướng của những trận chiến khét tiếng

Tướng Đoàn Sinh Hưởng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi 26 tuổi - có thói quen chải tóc thật đẹp khi ra trận.

Phi đội Quyết Thắng và bí mật mang tên Mười Thìn

Nghe giới thiệu Tướng Trần Mạnh, Tướng Phạm Ngọc Sang đứng bật dậy: “Thưa tướng quân, cho phép tôi chào ông tướng số 1 của Không quân miền Bắc”.

Buổi xem phim đặc biệt cùng ông Sáu Dân

Sau ca mổ đặc biệt, Trần Đông A cùng nhóm giáo sư đầu ngành được ông Sáu Dân mời đến nhà chơi, chiếu phim cho xem. 

Chuyện cận kề cái chết của nguyên Tổng tham mưu trưởng

Chiếc máy ảnh đeo vắt trên mình để mang ra chụp khoảnh khắc lịch sử bị quên khuấy... - Đại tướng Lê Văn Dũng, nguyên Tổng tham mưu trưởng QĐND VN kể.