"Đó là ngày vinh quang và vô cùng đẹp đẽ", Shrubhall giờ đã 82 tuổi mãi không quên. Ngày ấy, cha ông đưa cây dương cầm ra ngoài đường và tổ chức tiệc bánh kẹo, có cả chiếc xe kem di động.

{keywords}
Tiệc mừng chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. Ảnh: BBC
Nhớ ngày Chiến thắng phát xít khi mình mới 12 tuổi, Dennis Shrubhall không thể nào quên lúc Churchill đọc tuyên bố, ông đang có mặt bên bờ biển ở Essex cùng với cha và hai người em.

"Một ngày rất nóng, chúng tôi chơi trên cát phía sau hàng rào dựng lên để ngăn chặn quân xâm lược. Chúng tôi ra biển trong thời chiến tranh và trở về nhà vào lúc hòa bình, tất cả diễn ra chỉ trong một ngày".

Giống như rất nhiều người khác, cha của Shrubhall đã tổ chức một bữa tiệc ngay trên đường phố.

"Đó là khoảnh khắc không thể nào quên. Cha đưa cây dương cầm ra ngoài đường và tổ chức tiệc bánh kẹo, có cả chiếc xe kem di động. Chúng tôi đốt lửa, có cả pháo hoa. Mọi người đều rất vui mừng, hạnh phúc. Đó là bầu không khí tuyệt vời. Lần đầu tiên, không còn nỗi sợ hãi hay ám ảnh chết chóc", ông nhớ lại.

{keywords}
Shrubhall và gia đình năm 1945. Ảnh: Telegraph
Nhưng vẫn còn đó những ký ức trong chiến tranh. "Máy bay Đức thường xuyên thả bom cháy, bom bay. Khi gặp nó, bạn phải ra khỏi nơi ẩn trú", Shrubhall kể được sơ tán đến Suffolk khi là một đứa trẻ. Khi trở về nhà năm 1943, mẹ ông nói với các con: "Nếu phải chết, chúng ta sẽ chết cùng nhau".

Trong ký ức của Shrubhall vẫn lưu giữ cảnh tượng thường chứng kiến những lỗ hổng khổng lồ khi tên lửa phá hủy các tòa nhà, hay cảnh sát, quan chức địa phương đi vào các khu vực bị đánh bom, tìm kiếm các bộ phận thi thể người bị nạn.

Lỡ tiệc ngày chiến thắng

Cựu binh William Price, 100 tuổi nói về kỷ niệm lỡ bữa tiệc chào mừng Thế chiến II chấm dứt.

{keywords}
William Price. Ảnh: Telegraph

Ngày 8/5/1945, trên sóng phát thanh, Winston Churchill tuyên bố điều mà hàng triệu người mong đợi: Thế chiến II chấm dứt trên toàn châu Âu.

Hàng ngàn người lao ra đường phố ăn mừng, trong đó có cả Nữ hoàng và Công nương Margaret tại trung tâm London. Mọi người đều ca hát, nhảy múa và ăn mừng kết thúc cuộc chiến tranh đã kéo dài 6 năm. Bữa tiệc đường phố, không khí hân hoan tới "bùng nổ" sau tuyên bố của Churchill là ký ức khó quên.

William Price, khi đó 30 tuổi, đóng quân tại Đức vào ngày lịch sử. Nhưng khác với bạn bè và các gia đình ngày trở về, ông không có cơ hội để ăn mừng.

"Chúng tôi vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ", ông nhớ lại. Price được điều động tới một khu trại tị nạn ở dãy núi Harz để trông nom hơn 900 người đến từ Ba Lan và các nước Baltic. Ông ở đó tới tháng 11 khi giải ngũ và được phép về nước.

Khi Price trở lại, không khí mừng ngày Chiến thắng đã lắng xuống. "Hầu như không có dư âm nào khi tôi về nhà. Những người lính còn rất nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành".

Thái An (Theo Telegraph)