- Hãng Reuters vừa dẫn chiều nay (2/6) những tuyên bố mới từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc về hoạt động của tàu thuyền nước này ở Biển Đông sau khi Philippines lên tiếng về việc các tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.
>> Philippines phản ứng thế nào với Trung Quốc về Biển Đông?
Tờ Philstar của
Philippines đăng tải hình ảnh về vụ tàu hải giám Trung Quốc bị phát hiện ở gần
Reed Bank
"Tôi không biết về điều này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo thường kỳ khi được hỏi về yêu cầu mà Philippines đã chuyển tới Đại sứ quán Trung Quốc.
"Những gì tôi muốn nhấn mạnh là các
công ty Trung Quốc có liên quan thực hiện các hoạt động kinh tế ở vùng biển
thuộc thẩm quyền của Trung Quốc là hoàn toàn bình thường”, phát ngôn viên này
nói.
Cùng ngày, Đại sứ quán Trung Quốc tại
Philippines cũng đưa ra phản hồi. Họ bác bỏ cáo buộc của Philippines cho
rằng tàu quân sự Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của
Manila. "Báo cáo về “các tàu Trung Quốc
xâm nhập” là không đúng sự thật”, Đại sứ quán Trung Quốc nói trong một tuyên bố. Hôm qua, Bộ Ngoại giao Philippines đã thể hiện sự phản đối với Đại sứ
quán Trung Quốc về hành động gần đây của tàu thuyền nước này ở khu vực tranh
chấp Biển Đông cũng như với kế hoạch đưa giàn khoan ra Biển Đông của Trung Quốc. Manila cáo buộc các tàu hải quân
Trung Quốc đã tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng cột trụ ở gần
Iroquois Reef và Amy Douglas Bank, mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc
lại cho rằng "đó chỉ là tàu nghiên cứu hàng hải của Trung Quốc
thực hiện hoạt động nghiên cứu hàng hải thông thường ở Biển Đông”.
Tranh cãi ngoại giao giữa Trung Quốc và
Philippines leo thang khi hôm qua (1/6), Manila triệu tập đại diện của Bắc
Kinh để
chuyển tải những “quan ngại nghiêm trọng” về sự xâm nhập gần đây của tàu Trung Quốc gần Reed Bank (Bãi Cỏ rong)
mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Biển Đông có diện tích khoảng 1,7 triệu km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm…Trung Quốc và bốn quốc gia Đông Nam Á (Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei) tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này. Đây được coi là nơi cung cấp lộ trình vận chuyển quan trọng cho thương mại hàng hải toàn cầu và với các nền kinh tế Đông Á vốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông. Đây còn là vùng đa dạng sinh học cực lớn, nguồn thủy sản dồi dào, và được tin là rất giàu tài nguyên dầu khí.
Trong tháng 3, Philippines đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên hợp quốc sau khi Manila thông tin về việc hai tàu tuần tra Trung Quốc đã cố quấy nhiễu một tàu thăm dò của họ.
Đây không phải là lần đầu tiên, phía Trung Quốc dùng khái niệm "bình thường" để mô tả hoạt động tàu thuyền nước họ. Tuần trước, Việt Nam đã kiên quyết phản
đối việc các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của
Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN) sáng 26/5.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc Khương Du sau đó đã lý giải hành động này như sau: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm
là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực
biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.
Thái An