- Tân Đại biểu Quốc hội Phan Văn Quý chia sẻ, ông đánh giá cao những người phát biểu thẳng thắn. "Nhưng để giải quyết một vấn đề thì có thể tìm nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tôi làm doanh nghiệp hơn 20 năm nên hễ làm bất cứ việc gì cũng phải tìm cách đi đường ngắn nhất mà hiệu quả nhất", ông Quý nói.
Doanh nhân Phan Văn Quý hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương, là một trong 4 người tự ứng cử vừa trúng cử ĐBQH khóa 13.
Quyết liệt
Ông có ý tưởng tham gia tự ứng cử Quốc hội từ khi nào?
- Tôi vốn xuất thân là một người lính. Chỉ vài tháng trước thời điểm nộp hồ sơ ứng cử, một số bậc lão thành cách mạng trong đó có Thủ trưởng cũ của tôi là tướng Đồng Sĩ Nguyên đã động viên tôi tham gia ứng cử Quốc hội. Sau đó, tôi đã tham khảo thêm một vài người bạn và nhận được sự ủng hộ của họ.
Do thời gian quá gấp nên nếu muốn tham gia vào các hoạt động của Quốc hội thì chỉ còn con đường tự ứng cử. Tôi nộp hồ sơ 2 ngày trước khi hết hạn.
Tân ĐBQH Phan Văn Quý: "Tôi đánh giá cao các ĐBQH phát biểu thẳng thắn". Ảnh: Long Anh |
- Tôi hứa sẽ cố gắng làm tốt trách nhiệm của một người ĐBQH để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, gần gũi với dân, lắng nghe dân và kịp thời phản ánh những vấn đề của dân đến các cơ quan có thẩm quyền.
Với những cử tri tại địa phương, tôi cũng đã nêu một số việc làm cụ thể. Chẳng hạn sẽ phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan để xúc tiến các chương trình hợp tác với các trường dạy nghề nhằm tạo công ăn việc làm cho con em địa phương, quan tâm tới các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sĩ gặp khó khăn.
Với tư cách là doanh nhân, tôi muốn thúc đẩy đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng, tạo ra nhiều sản phẩm điện cung cấp cho hệ thống điện quốc gia. Tôi cũng muốn góp thêm tiếng nói của doanh nghiệp cho các chính sách, chủ trương liên quan đến kinh tế và hoạt động của khu vực doanh nghiệp.
Nếu không trúng cử thì tôi vẫn sẽ tiếp tục làm những việc như vậy với tư cách một người đứng đầu doanh nghiệpvà sáng lập viên của một số tổ chức xã hội, từ thiện. Phương châm của tôi là trước bất kỳ vấn đề nào cũng phải suy nghĩ thấu đáo trên một bình diện tổng thể, nghĩ thế nào thì nói vậy, nói thế nào thì làm vậy, quyết liệt thực hiện chương trình đã đề ra.
Khi biết mình trúng cử, cảm xúc của ông thế nào?
- Khi biết mình trúng cử tôi rất vui vì đã nhận được sự tín nhiệm của cử tri. Tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm hoàn thành tốt vai trò người đại biểu của dân.
Tại sao ông không ứng cử ở Hà Nội mà lại về Nghệ An?
- Nghệ An là quê hương của tôi, là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi hiểu được những khó khăn, vất vả của người dân quê hương. Tôi muốn thay mặt cho người dân để nói lên tâm tư, nguyện vọng của họ. Vì thế tôi đã quyết định tham gia ứng cử tại Nghệ An.
Đã có nhiều người tự ứng cử các khóa trước nhưng số người thành công không nhiều. Vậy ông tự thấy mình có lợi thế gì để cử tri bầu cho ông?
- Khi theo dõi các kỳ họp Quốc hội, tôi thấy nhiều vấn đề mình có thể góp ý được, nhất là những câu chuyện thực tế của doanh nghiệp, tham gia góp ý cho các dự thảo luật về kinh tế, an ninh quốc phòng, phản biện các định hướng kinh tế - xã hội…
Khi trình bày chương trình hành động của mình, tôi thấy nhiều người dân vỗ tay ủng hộ. Nhiều cử tri nói, chương trình hành động của tôi sát với mong muốn của họ.
Bây giờ người dân rất quan tâm đến hoạt động của Quốc hội. Do đó, khi các ứng cử viên đi tiếp xúc cử tri thì tôi thấy dân rất quan tâm đến chương trình hành động và họ biết đại biểu sẽ mang lại gì cho họ. Nhiều người dân có tâm lý mong muốn ngày càng có thêm nhiều đại diện doanh nhân tham gia vào nghị trường.
Sẽ có bộ máy hỗ trợ riêng
Ông nói sao khi vẫn có nhiều ý kiến cho rằng doanh nhân muốn vào nghị trường vì đây là nơi dễ có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc quan chức các bộ ngành?
- Cử tri chọn ra những đại biểu hoạt động trong nghị trường vì lợi ích chung chứ không vì những lợi ích cá nhân. Dù là doanh nhân hay ai đi nữa thì đã vào Quốc hội là phải đóng góp cho cái chung. Đại biểu phải đảm bảo trước cử tri là sẽ nói lên tâm tư, nguyện vọng của dân.
Tôi không nghĩ rằng mình trở thành ĐBQH để làm một việc gì đó riêng cho cá nhân. Chỉ có một lợi ích quan trọng đó là tôi có cơ hội nói lên tiếng nói của cử tri, doanh nghiệp ở một diễn đàn rộng lớn hơn.
Ảnh: Long Anh |
- Tôi sẽ cân nhắc xem nên chọn cách nói như thế nào. Tôi đánh giá cao những người phát biểu thẳng thắn. Nhưng để giải quyết một vấn đề thì có thể tìm nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tôi làm doanh nghiệp hơn 20 năm nên hễ làm bất cứ việc gì cũng phải tìm cách đi đường ngắn nhất mà hiệu quả nhất.
Cộng đồng doanh nhân gửi gắm gì khi biết ông vào Quốc hội?
- Nhiều người chúc mừng tôi và muốn rằng ngày càng nhiều doanh nhân có tiếng nói đóng góp cho Quốc hội. Đặc biệt là các ý kiến về những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
So với những vất vả khi làm chủ doanh nghiệp thì quá trình tham gia tự ứng cử vừa qua có mang tính chất cạnh tranh khốc liệt hơn không?
- Vốn xuất thân là người lính, rồi làm cho các doanh nghiệp quân đội, sau đó mới làm doanh nghiệp tư nhân, trải qua nhiều thăng trầm, tiêu chí làm việc của tôi là đã làm gì cũng phải làm cho bài bản, đàng hoàng, có lớp có lang chứ nếu chộp giật thì không thể phát triển bền vững, dài lâu.
Tôi cũng vận dụng những tiêu chí đó khi bắt đầu ứng cử và tin rằng nếu mình làm việc theo kế hoạch bài bản, trình tự thì sẽ thành công.
Bận rộn như vậy thì ông thu xếp thời gian thế nào để đi họp mỗi năm vài tháng?
- Tôi luôn sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến công việc. Đối với công việc kinh doanh, tôi đã có các cộng sự để chia sẻ. Đối với công việc trên nghị trường, tôi sẽ có bộ máy hỗ trợ riêng.
-
Lê Nhung