- Trao đổi với báo giới
từ Hà
Nội, Đại sứ Mỹ tại IAEA và LHQ Glyn Davies cho hay, hiện có ít nhất 6
nước muốn
giành cơ hội xây dựng những nhà máy hạt nhân hiện đại ở Việt Nam với
những
công nghệ tốt nhất, mới nhất và hiện đại nhất.
Hôm qua (8/12), Việt Nam
và Mỹ
vừa đạt được thoả thuận về hoàn tất việc chuyển đổi hoàn toàn lò phản
ứng nghiên
cứu hạt nhân ở Đà Lạt từ nhiên liệu urani độ giàu cao (HEU) sang urani
độ giàu
thấp (LEU) và tháo dỡ số nhiên liệu HEU còn lại.
Đại sứ Mỹ tại IAEA và LHQ Glyn Davies: Mỹ muốn hợp tác với Việt Nam về hạt nhân thương mại. Ảnh: TC
Viện Nghiên cứu hạtnhân
Đà Lạt
vận hành lò phản ứng có công suất 500 KW, được xây dựng năm 1963 với sự
trợ giúp
của Mỹ, để sản xuất các chất đồng vị sử dụng trong y tế và tiến hành
nghiên cứu
hạt nhân.
Hồi tháng 9/2007, Cục An
ninh hạt
nhân quốc gia (NNSA) giúp Việt Nam chuyển đổi một phần lò phản ứng
nghiên cứu Đà
Lạt từ nhiên liệu HEU sang LEU và đưa 4,3kg HEU còn mới trở về Nga.
Ngày 1/12 vừa qua, Việt Nam và Mỹ thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác chuyển đổi hoàn toàn và đưa nhiên liệu HEU đã qua sử dụng từ Đà Lạt trở về Nga.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho phép chuyển đổi hoàn toàn lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt như một phần trong chiến lược không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn diện.
Trao đổi với báo giới tại Hà Nội cùng ngày, Đại sứ Mỹ tại IAEA và LHQ Glyn Davies nhận định Việt Nam đang "dẫn đầu" trong ASEAN về phát triển năng lượng hạt nhân với những quan điểm "tiên tiến", có cam kết mạnh mẽ với các nguyên tắc về an toàn, an ninh. Ông khẳng định Mỹ muốn hợp tác với Việt Nam về hạt nhân thương mại.
Trước Mỹ, Nga và Nhật Bản vừa đạt thoả thuận về xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 1 và số 2 tại Việt Nam, nhưng ông Davies nói Mỹ không lo "tụt hậu" và tin tưởng về triển vọng hợp tác giữa hai nước.
Theo ông, hiện đang có một cuộc cạnh tranh giữa ít nhất 6 nước để giành cơ hội xây dựng những nhà máy hạt nhân hiện đại ở Việt Nam với những công nghệ tốt nhất, mới nhất, hiện đại nhất. Việt Nam có thể "đi tắt đón đầu" để sử dụng những công nghệ tốt nhất mà không lo ngại nguy cơ trở thành "bãi thải hạt nhân".
"Việt Nam sẽ có nhu cầu sử dụng năng lượng rất lớn trong tương lai. Đây không phải là cuộc chơi "được ăn cả ngã về không" giữa các quốc gia, còn rất nhiều cơ hội cho các đối tác quốc tế tham gia một cách năng động với tầm nhìn hướng tới tương lai. Việt Nam có quan điểm tiên tiến về phát triển năng lượng hạt nhân trong khi Mỹ là nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, vì vậy tôi tin tưởng việc hợp tác giữa hai nước sẽ được đẩy mạnh", ông Davies nhấn mạnh.
Ông cũng khẳng định : "Mỹ không đàm phán và cũng không quan tâm đến việc đàm phán với Việt Nam về việc làm giàu uranium. Việt Nam, theo tôi biết, cũng không yêu cầu sự giúp đỡ này. Hai bên chỉ đang trao đổi về việc giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng hạt nhân".
Trong chuyến thăm mới đây đến Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng ghi nhận tiến bộ đã đạt được trong việc mở rộng hợp tác hạt nhân dân sự và chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Bà nói: “Việt Nam là một đối tác tích cực trong cả hai lĩnh vực”.
Thủy Chung