- Liệu HTX có thể lấy lại vị thế vai trò dẫn dắt sản xuất nông nghiệp, hay trong bối cảnh mới cần có tư duy mới về kinh tế hợp tác để có đột phá về hiệu quả kinh tế như thế nào?

{keywords}

Loạt bài về HTX nông nghiệp ở các tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Lâm Đông, Long An, Bến Tre do VietNamNet thực hiện trong nửa đầu tháng 8 này đặt ra nhiều vấn đề liên quan hiệu quả liên kết kinh tế tập thể của mô hình HTX.

Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 10 nghìn HTX nông nghiệp, trong đó chỉ có khoảng 10% làm ăn hiệu quả, 60%-70% hoạt động cầm chừng, còn lại khoảng 20-30% ngừng hoạt động. Số hộ xã viên chiếm 45% tổng số hộ nông dân cả nước, tức khoảng 6,7 triệu hộ.

Liên kết tập thể theo mô hình HTX đã có những biến động trong mấy chục năm qua, đặc biệt gắn với chính sách kể từ luật HTX 1996, 2003 và 2012. Tính đến các chính sách phát triển HTX, có thể nói, so với các loại hình kinh tế tập thể khác, HTX có số lượng văn bản chính sách điều chỉnh, hướng dẫn khá nhiều, thậm chí nhiều nhất.

{keywords}

Nhưng HTX nông nghiệp từng hưng thịnh như một trong những hình thức kinh tế chính thập niên 80 nay ngày càng giảm dần, thực tế cho thấy một xu hướng nông dân tìm hướng liên kết thực dụng, tiện ích mà vẫn độc lập, chủ động. Không ít nông dân hiện nay lựa chọn hình thức liên kết trực tiếp với doanh nghiệp qua hợp đồng.

Trong khi đó, chính sách tiếp cận đất đai, vốn ngân hàng là một vấn đề rất lớn đối với HTX và các liên kết kinh tế tập thể khác. Đội ngũ nông dân thì thiếu đào tạo bài bản về những kiến thức làm thị trường. Họ có thể rất giỏi về kỹ thuật, nghề nhưng tư duy kinh tế thị trường vẫn còn thụ động.

Trong bối cảnh tính cạnh tranh của các hình thức trong liên kết kinh tế tập thể trong nông nghiệp chắc chắn sẽ gia tăng, làm thế nào mô hình HTX tiếp tục phát triển tối ưu, cạnh tranh với các hình thức liên kết, hợp tác khác? Liệu HTX có thể lấy lại vị thế vai trò dẫn dắt sản xuất nông nghiệp, hay trong bối cảnh mới cần có tư duy mới về kinh tế hợp tác để có đột phá về hiệu quả kinh tế như thế nào? VN có thể nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển HTX ra sao?

Những vấn đề nêu trên sẽ được đặt ra trong cuộc bàn tròn với chủ đề: “Từ hoạt động của HTX nông nghiệp, suy nghĩ về hiệu quả liên kết kinh tế tập thể” vào sáng 21/8 tại trụ sở VietNamNet phía Nam (TP.HCM).

{keywords}

Ba vị khách mời là TS Lê Đức Thịnh, Cục phó Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT); TS Đào Thế Anh, Phó chủ tịch Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm và ông Nguyễn Công Thừa, Giám đốc HTX Anh Đào (Lâm Đồng) - được biết đến với tên "HTX triệu đô".

Nội dung cuộc bàn tròn:

BTV Xuân Linh: Xin được mở đầu bàn tròn với câu hỏi dành cho 2 cán bộ làm công tác nghiên cứu, tham mưu chính sách:

Các nguồn thống kê chính thống gần đây chỉ ra, cả nước hiện có hơn 10 nghìn HTX nông nghiệp, trong đó chỉ có khoảng 10% làm ăn hiệu quả, 60%-70% hoạt động cầm chừng, còn lại khoảng 20-30% ngừng hoạt động.

Số hộ xã viên chỉ chiếm 40-50% tổng số hộ nông dân cả nước. Rất khác so với thời kỳ những năm 1980, lúc đó HTX nông nghiệp hưng thịnh với những phong trào sản xuất khoán đến hộ viên, lên đến hàng chục nghìn HTX, là một trong những hình thức kinh tế chính của VN.

Những người làm chính sách, nghiên cứu suy nghĩ thế nào về hiện tượng ngày càng giảm dần đi đáng kể của loại hình hoạt động kinh tế này? Những điểm mấu chốt nào khiến các ông suy nghĩ?

{keywords}

TS Lê Đức Thịnh: Số lượng là tiêu chí quan trọng để nhìn nhận trình độ phát triển về nông nghiệp ở một quốc gia hay vùng lãnh thổ, càng phát triển thì số lượng HTX càng nhiều. Ví dụ ở vùng Québec, Canada, số lượng HTX nhiều hơn số lượng đầu hộ.

Ở VN thì số lượng giảm dần từ thời bao cấp, từ 77 nghìn xuống khoảng 10.500 HTX. Nhưng không thể so sánh, vì HTX thời bao cấp về bản chất không phải HTX, mà là các DNNN trong nông nghiệp, xí nghiệp nông nghiệp của nhà nước ở nông thôn, nhà nước đứng ra tổ chức sản xuất, nông dân trở thành công nhân HTX.

10.500 HTX hiện nay thì khác. Dù vẫn còn một số HTX như mô hình cũ, nhưng những HTX mới thành lập chủ yếu là điều phối, hỗ trợ kinh tế hộ, cung ứng dịch vụ hơn là tổ chức sản xuất.

Xin đính chính, thành viên HTX chiếm 45% nông dân, nhưng vẫn là ít, vì một hộ có thể tham gia nhiều HTX như ở Québec.

BTV Xuân Linh: Còn ông Đào Thế Anh, ông đánh giá thế nào về sự biến động trong quá trình phát triển HTX tại VN qua các thời kỳ?

TS Đào Thế Anh: Trong năm 1988 ta chấm dứt mô hình HTX kiểu cũ, chuyển đổi sang mô hình mới. Nhận thức cũng như chính sách về HTX đã thay đổi.

{keywords}

Tuy nhiên, vấn đề nhận thức về mô hình HTX vẫn còn chưa thống nhất, vẫn chủ yếu là mô hình HTX làm dịch vụ đầu vào mua phân bón, giống, thủy lợi, hộ nông dân tự sản xuất.

Hiện tại, các HTX đang trong quá trình chuyển đổi luật mới 2012. Đây cũng là lúc HTX có cơ hội phát triển tốt bởi bà con sản xuất nông nghiệp chủ yếu còn gặp khó khăn về tiếp cận thị trường.

Luật mới năm 2012 cũng đề ra yêu cầu HTX cần hỗ trợ nông dân kinh doanh, tiếp cận thị trường. HTX nào làm tốt đầu ra sẽ phát triển được.

Dĩ nhiên, quá trình chuyển đổi cũng không thể vội vàng. Luật vừa mới ra  năm 2012, mọi vấn đề cần có quá trình hoàn thiện nhất là kỹ năng kinh doanh. Lãnh đạo HTX cũng cần thời gian để nắm bắt kỹ năng kinh doanh cũng như quản lý…

Doanh số hơn 180 tỷ

BTV Xuân Linh: Điều TS Đào Thế Anh nêu thì chúng tôi ghi nhận nhiều câu chuyện khi đi thực tế, HTX Anh Đào có số phần trăm hiệu quả lớn như hiện nay. Cách đây 12 năm, HTX khởi nghiệp với 7 thành viên với vốn điều lệ 7 triệu đồng, có thể nói là ước mơ với với các HTX khác, cung ứng thị trường nội địa mà cả xuất khẩu. Gọi là HTX triệu đô thì ông có nghĩ nó đúng là đã đạt tầm đó không, ông có thể chia sẻ sự liên kết hiện nay tạo mô hình hiệu quả?

{keywords}

Ông Nguyễn Công Thừa: Mới thành lập 2003, chúng tôi cũng còn nhiều khó khăn, mình cứ nghĩ đơn giản là có nhà nước hỗ trợ nhưng sau mới thấy nhiều vấn đề.

HTX là những người nông dân tự thành lập, trình độ quản lý của ta còn chưa ổn, chủ nhiệm HTX hiện nay hầu hết là trên 50 tuổi, làm chậm sự phát triển HTX nhiều. Hiện nay HTX còn trông chờ nhà nước hỗ trợ.

HTX từ vốn thành lập, tại sao lại làm được như vậy? Đã nói chuyện với xã viên là phải công khai minh bạch, chúng tôi đã ngồi nói chuyện với nhau và chọn hướng đi. Trong hơn 12 năm nay vốn hơn 19 tỷ đồng, cần chia sẻ kinh nghiệm.

HTX khác trông chờ chính sách của nhà nước, HTX hiện làm gì có tài sản nào mà thế chấp. Cứ nghe HTX là người ta sợ.

Cần công khai bài toán rõ ràng, thay vì chi lợi nhuận nhỏ, chúng ta gom lại, tăng nguồn vốn lên, khỏi đi vay.

Hơn 12 năm cho tới cuối 2013, chúng tôi công bố lợi nhuận từ 2003 - 2013 là 19 tỷ đồng, doanh số hiện nay hơn 180 tỷ.

Hiệu quả kinh tế cao nhất, bà con không phải đi vay. Quan trọng nhất là chúng ta ngồi công khai minh bạch, đưa ra biện pháp cùng nhau tháo gỡ,

Tâm đắc nhất bản thân tôi còn rất trẻ so với các chủ nhiệm cũ nhưng làm được, gia đình là thuần nông tại sao ta không liên kết để tạo ra thị trường. Hiện các hộ liên kết tạo được thành quả rất đặc biệt.

BTV Xuân Linh: Có nghĩa là liên kết rất quan trọng. HTX Anh Đào có hình thức liên kết khá linh hoạt, không phụ thuộc quá nhiều vào vốn, khác các HTX khác. Anh Đào chỉ có 22 xã viên, nhưng liên kết với 80 hộ nông dân bên ngoài, cũng như mạnh dạn thuê đất để đầu tư. Có một chút HTX, một chút tổ hợp tác, một chút doanh nghiệp. Vậy quá trình vận động để tạo xu hướng liên kết này đã diễn ra như thế nào?

Ông Nguyễn Công Thừa: Tại sao không phải DN mà là HTX? Vì là để hỗ trợ bà con, tìm nguồn đầu ra, chứ không phải vì lợi nhuận, từ đó nảy sinh liên kết. Hiện còn nhiều nông dân lớn tuổi, bị ảnh hưởng bởi mô hình HTX kiểu cũ, tư tưởng khó thay đổi. Ta phải thay đổi nhận thức của họ trong khi chờ lớp trẻ vươn lên, cho họ thấy xã viên được lợi hơn nông dân bên ngoài, liên kết với HTX có lợi hơn liên kết với doanh nghiệp.

{keywords}

Ở Anh Đào, định hướng là sản xuất rau an toàn, nên vùng nguyên liệu phải sạch, theo quy định nhà nước. Nông dân ta đất đai thì manh mún, nhỏ lẻ, thậm chí ô nhiễm, HTX thì có các đơn hàng lớn. Muốn có trang trại để chuyển giao công nghệ thì phải có đất riêng, nên chúng tôi thuê trang trại của nhà nước.

3 liên kết đó khiến người ngoài nghĩ đây là DN, nhưng đó là những đơn vị phụ trợ để bà con đến học tập kinh nghiệm.

Canada: Nông dân chỉ lo sản xuất, HTX lo những thứ còn lại

BTV Xuân Linh: Ngoài kinh nghiệm liên kết và phát triển đúc kết từ quá trình hoạt động, các ông có tham khảo mô hình kinh nghiệm hoạt động của nước ngoài hay không?

Ông Nguyễn Công Thừa: Chúng tôi cũng có may mắn khi chính quyền địa phương cũng như một số tổ chức đã tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, như Canada.

Tôi đã được chứng kiến mô hình HTX hoạt động ở đó. Nông dân Canada chỉ lo sản xuất, không phải lo bất cứ điều gì bên ngoài. HTX lo toàn bộ những thứ còn lại. Nông dân thực sự yên tâm với sản phẩm mình làm ra. Cuộc sống ổn định. Và tôi học hỏi được điều đó.

Tuy nhiên, tôi cũng có suy nghĩ, khi mô hình hiện tại của HTX chúng tôi phát triển mạnh hơn, lớn hơn thì liệu chúng tôi còn đáp ứng được không. Vì thế, chúng tôi càng phải liên tục học hỏi, nâng cao nhận thức cũng như trình độ để đáp ứng với sự phát triển của thực tế.

BTV Xuân Linh: Liên kết tập thể theo mô hình HTX biến động gắn với chính sách kể từ luật HTX 1996, 2003 và 2012 như thế nào?

TS Lê Đức Thịnh: Mô hình HTX hiện nay không thể có bất cứ mô hình duy nhất cho tất cả các quốc gia, mỗi nơi phát triển khác nhau, thường mang 4 chức năng quan trọng như bảo vệ quyền lợi nông dân, khai thác nguồn lợi tự nhiên, gắn với hoạt động địa phương. mỗi quốc gia tổ chức HTX khác nhau.

Ví dụ như châu Âu, HTX tập trung vào mỗi thành viên, thành viên có nhu cầu gì thì phục vụ nhu cầu đó. Nhật Bản phát triển HTX ở nông thôn là mô hình 1 cửa, HTX làm đủ thứ như ma chay cưới xin. Dù là mô hình nào thì quan trọng nhất vẫn bảo đảm nguyên tắc HTX.

HTX nếu không kinh doanh thì khó lớn mạnh được, nhưng HTX không có nghĩa ngồi đấy góp tiền làm dịch vụ nho nhỏ rồi đến khi quyết toán bằng 0. Một mặt phải phục vụ nhưng vẫn phải kinh doanh có lợi.

Phục vụ thành viên của mình là chính, minh bạch, bình đẳng, tôi ít vốn nên không phải là cổ đông lớn, anh có thể góp nhiều hơn không có nghĩa là tôi với anh tiếng nói khác nhau.

HTX còn có những nguyên tắc chuyên kinh doanh, mô hình mở, vấn đề phân phối lợi nhuận, cổ đông trong công ty, chia lãi cổ đông, HTX chia lãi trên vốn góp.

Trong tỷ lệ của HTX trích vốn chẳng hạn, không phải. HTX phải có tài sản không chia, anh vào HTX được hưởng các  hoạt động dịch vụ, anh ra không được lấy phần tài sản đấy.

Hiện mô hình phát triển rất đa dạng mang yếu tố kinh doanh và dịch vụ, phải có nguyên tắc bình đẳng, phục vụ, mở, quyết định HTX với DN.

BTV Xuân Linh: Vậy chúng ta đang ở đâu, các HTX hiện có đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc đó không?

TS Lê Đức Thịnh: Xu thế là những HTX sinh ra để phục vụ đầu ra cho xã viên đang có nhu cầu lớn, đặc biệt ở những nơi kinh tế hàng hóa phát triển mạnh như Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, phía Nam...

{keywords}

Nhưng ở phía Bắc, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lại thấp hơn, họ cần những đơn vị như HTX để cung ứng dịch vụ đầu vào như nước, phân bón, thuốc thú y...

Bộ NN&PTNT cũng mong muốn tùy theo điều kiện cụ thể các nơi mà xây dựng các mô hình phù hợp, miễn là thực hiện đúng nhu cầu của nông dân. Không có duy nhất một mô hình nào.

BTV Xuân Linh: Nghe ông Thừa và ông Thịnh nói thì tôi hiểu rằng HTX trong quá trình hoạt động có vai trò và ý nghĩa xã hội lớn. Vậy điều này có hợp lý không trong điều kiện phát triển thị trường hiện nay?

TS Đào Thế Anh: Tôi cho là hợp lý.

So với doanh nghiệp, HTX địa phương có nhiều lợi thế hơn vì sự am hiểu thị trường, đặc điểm phát triển ở địa phương hơn. Ví dụ trong chuyện làm marketing, doanh nghiệp muốn làm cũng khó có thể hiểu rõ tình hình địa phương hơn là HTX.

Như vậy ở đây, HTX vừa có vai trò hoạt động kinh tế, và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ý nghĩa xã hội còn ở chỗ, trong quá trình phát triển hiện tại, nông dân không thể chờ DN bán hàng cho mình. Nông dân phải tự liên kết với nhau để tiêu thụ sản phẩm của mình.

HTX bây giờ khác ngày xưa, ngày xưa HTX chủ yếu là dịch vụ đầu vào. Còn HTX ngày nay thì lo sản xuất kinh doanh có lãi, bảo đảm thu nhập cho số hộ tham gia. Đó là ý nghĩa xã hội đầu tiên.

Thứ hai là trách nhiệm tương trợ giữa các hộ thành viên với nhau, giữa các hộ với bên ngoài. HTX sẽ phát triển hơn quy mô lớn hơn, và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài, liên kết với bên ngoài. HTX lúc này đóng vai trò hỗ trợ cho hộ nông dân là thành viên thực hiện kinh doanh dịch vụ. Nếu các hộ đứng một mình khó đảm bảo cung cấp dịch vụ. Đây cũng là ý nghĩa xã hội.

Như vậy, bài toán kinh tế và ý nghĩa xã hội hoàn toàn không có mâu thuẫn hay trái ngược gì với nhau.

BTV Xuân Linh: Tính đến các chính sách phát triển HTX, có thể nói, so với các loại hình kinh tế tập thể khác, thì HTX có số lượng văn bản chính sách điều chỉnh, hướng dẫn khá nhiều. Lẽ thường nhiều sẽ phải tốt, các ông đánh giá số lượng văn bản này ứng dụng trong thực tiễn có điểm gì đáng suy nghĩ?

TS Lê Đức Thịnh: Số lượng văn bản, chúng tôi đã thống kê 143 văn bản, hiện nay còn nhiều văn bản liên đới liên quan. HTX còn nhiều vấn đề phải bàn.Nhiều là tốt, nhưng tại sao nhiều? Văn bản sẽ phải điều chỉnh để HTX vào đúng mục tiêu tôn chỉ hoạt động trong quá trình chuyển đổi kinh tế nói chung, định hình mô hình tổ chức, tạo lý do ra nhiều văn bản như thế.

Luật 1996, lúc đấy chỉ giải quyết câu chuyện tài sản HTX, đất ngày xưa HTX quản lý toàn bộ, điều chỉnh lại quan hệ xã viên theo đất. 2003 điều chỉnh đất xong rồi thì đưa mô hình HTX vào sản xuất kinh doanh, tối đa kinh doanh thậm chí là lợi nhuận.

Chúng ta phải điều chỉnh trở lại khuôn khổ pháp lý để nông dân hợp tác với nhau để tiêu thụ nông sản, khai thác thị trường.

Văn bản có nhiều có bước điều chỉnh của nó, nhiều như thế nên quá trình vận dụng văn bản nhiều khi đi sau hay chậm hơn thực tiễn phát triển. Khung pháp lý đang định hình dần.

BTV Xuân Linh: Ông Thế Anh đã nói rất nhiều tới vấn đề đầu ra. Trong quá trình đi thực địa ở Bến Tre, chúng tôi có tìm hiểu mô hình HTX cây giống Cái Mơn. HTX này có nguyên tắc tiêu thụ kép. Nghĩa là nông dân có thể bán hàng trực tiếp, thương lái đến tận nơi mua. Hoặc HTX tìm được đầu ra thì nông dân bán cho HTX.

Nhưng hình thức này cũng đang làm khó cả nông dân cũng như HTX. Khi bán tại vườn nông dân có thể bán luôn không cần tem, mác, thương hiệu, không kiểm tra đầu ra đầu vào, các quy trình kỹ thuật khác. Có câu chuyện rằng, một trái sầu riêng tính hết mọi quy trình thì bán 42.600 đồng/kg, nhưng nếu nông dân bán qua kênh lẻ riêng thì giá lại rẻ hơn chỉ là 41.600 đồng.

Khi hình thức tiêu thụ kép giúp nông dân có sự chủ động và linh hoạt thì họ cũng vấp phải cảnh tiêu thụ sản phẩm thì theo kiểu mò mẫm. Có khách mua thì bán, không thì thôi.

Xin hỏi ông Đào Thế Anh, thị trường tiêu thụ cho HTX hiện nay thế nào, hình thức tiêu thụ kép lợi hại ra sao?

TS Đào Thế Anh: Mỗi HTX thành lập và hoạt động tùy theo năng lực khác nhau. Lúc đầu hình thành có thể khác, khi mở rộng hay tạo dựng được uy tín, thương hiệu lại khác, lại có nhu cầu phát triển đối tác khác.

{keywords}

Mỗi lĩnh vực HTX hoạt động có đặc thù khác. Ví dụ như cây giống ở Cái Mơn. Cái chính là phải đảm bảo uy tín thương hiệu, mọi sản phẩm mang tên Cái Mơn phải đảm bảo về chất lượng, không bị làm giả, bị lẫn lộn.

Cái Mơn cần phải đảm bảo được bài toán chất lượng này. Và nhiều HTX khác cũng như thế.

Cái Mơn cũng phải tiếp tục mở rộng thị trường. Và nhà nước có thể hỗ trợ như dán tem không thu tiền. Đây được coi là dịch vụ công ích của nhà nước. Nhà nước cũng có thể hỗ trợ chi phí chứng nhận chất lượng. Bởi HTX nhất là về cây giống như Cái Mơn hoạt động không chỉ là câu chuyện về dịch vụ, mà còn là đảm bảo chất lượng cung ứng cho cả khu vực. Vì thế nhà nước cần khuyến khích, thậm chí miễn thuế (có giai đoạn), hay không thu phí chứng nhận chất lượng để nông dân yên tâm sản xuất, đảm bảo tốt chất lượng để giữ gìn thương hiệu.  

BTV Xuân Linh: Ông Đào Thế Anh có thể phân tích thêm lúa giống HTX nhận được đơn hàng của DN và cung cấp để xã viên sản xuất, lúc thu hoạch thì xã viên và nông dân họ phá hợp đồng, nơi khác chào giá khác. Vụ khác thì trồng thêm nông sản, tuy có hợp đồng như vậy nhưng sau thì nông dân bán ra ngoài. Yếu tố đầu ra có vấn đề gì?

TS Đào Thế Anh: HTX chưa được tổ chức tốt thôi, hiện HTX làm cùng nhau xây dựng uy tín về thị trường, cam kết tham gia HTX thì tuân thủ quy định, lãnh đạo HTX rất quan trọng.

Người nào vi phạm thì phải nhắc nhở người này chưa tuân thủ. Giá ổn định thấp tí nhưng ổn định. Việc xảy ra như thế là trường hợp thôi, các hộ kinh doanh cần phải thúc đẩy với nhau.

Đổ bỏ hành tím, cà chua chính là do thiếu liên kết

BTV Xuân Linh: Vậy còn ở HTX Anh Đào thì sao, có kinh nghiệm gì trong việc tìm đầu ra?

Ông Nguyễn Công Thừa: Thời gian vừa rồi, hết hành tím đến cà chua đổ bỏ chính là do thiếu liên kết. Các HTX ở miền Tây chưa làm tốt đầu vào, khiến bà con bán cho thương lái. Nếu đầu vào tốt, giá thành rẻ hơn thì tìm đầu ra dễ hơn.

{keywords}

Tem nhãn chi phí cũng không lớn, nhưng các HTX chưa quyết tâm làm đầu ra, để bà con bán được thì bán không được thì thôi, được mùa mất giá được giá mất mùa... Thị trường VN hiện rất khó tìm nông sản chất lượng cao trong khi ở cơ sở, nông dân không bán được hàng, do đó cần kết nối. Nếu nông dân không liên kết, sản xuất hàng trôi nổi không chứng nhận thì chỉ có thể bán được cho thương lái và bị ép giá.

HTX Anh Đào những năm đầu cũng khó bán hàng, nhưng 5 năm gần đây, không hạ giá mua của nông dân mà vẫn không có hàng để bán, vì đã có hợp đồng trước, đảm bảo đầu ra.

TS Lê Đức Thịnh: Tôi xin bổ sung một hiện tượng nhiều HTX, theo mô hình tư duy ngồi đợi DN đến đặt hàng, rồi mới tổ chức làm cho DN.

Thứ nhất, đã liên kết thì phải thực sự hiểu nhau, HTX nắm được xã viên, biết tiềm năng của xã viên, có bao nhiêu đất, sản xuất một năm một vụ bao nhiêu. Hiện nhiều HTX cứ đợi DN đến ký rồi mới đem hợp đồng đến phân bổ cho xã viên. DN trước khi ký đến hỏi về số lượng, chất lượng thì không trả lời được. Cần xây dựng phương án từ dưới lên, có kế hoạch, thông tin trước, HTX đem hàng đi giới thiệu chứ không phải DN. Cứ ngồi đợi DN, có thể thành công nhưng đại đa số trường hợp DN rất mù mờ.

Liên kết chính là có những dự án sản xuất kinh doanh cụ thể, được xã viên bàn bạc. Chúng tôi đã xuất bản 2 tài liệu hướng dẫn hoạt động HTX, nhấn mạnh dân chủ, chủ động, cán bộ HTX không chỉ ngồi đợi đặt hàng mà phải mang hàng của xã viên đi giới thiệu và đem hợp đồng về.

BTV Xuân Linh: Hoạt động của HTX Anh Đào có giống như cách ông Thịnh vừa nói không, xin hỏi ông Thừa?

Ông Nguyễn Công Thừa: Về nguyên tắc là đúng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, thực tế lại khác. Hoạt động hiện nay là không thể ngồi chờ DN mang hợp đồng đến cho HTX hay DN tìm tới nông dân được. Chúng tôi cần phải đi gõ cửa từng nơi, từng DN để giới thiệu sản phẩm của mình.

Nếu chúng ta ngồi chờ DN thì vấn đề đặt ra là khi nào họ tới, đó là DN gì. Và ta hoàn toàn mất đi sự chủ động.

Điều quan trọng là tầm nhìn của lãnh đạo HTX cần biết rõ thị trường cần gì, nên sản xuất gì.

Không thể trông chờ hay nghĩ rằng, HTX đang hoạt động cho nhà nước. Quan trọng nhất HTX phải nghĩ tới đầu ra rồi mới tính tới đầu vào. Cần ngồi lại, thống nhất với nhau để làm gì, bán cho ai, bán cái người ta cần chứ không phải thứ mình cần, mình có.

BTV Xuân Linh: Hiện nay nông dân lựa chọn liên kết DN có đảm bảo quyền lợi cho nông dân?

TS Đào Thế  Anh: Vì chưa có HTX nên người nông dân có thể liên kết với DN vì sản xuất thì phải  bán ngay.

Hiện nay nông dân chủ yếu ngồi đợi DN, chỉ có một số vùng ĐB sông Cửu Long xuất khẩu gạo thì DN đi tìm người nông dân. Còn lại hầu hết là nông dân không tìm DN.

HTX là đơn vị hỗ trợ nông dân đi tìm thị trường. Đây chính là vai trò của HTX, mang lại nhiều lợi ích.

Liên kết cánh đồng mẫu lớn, sau từng hộ, các sản phẩm hộ không đồng đều, giờ đề nghị nhà nước, địa phương thành lập các tổ hợp tác, tổ hợp tác tự sản xuất thì chúng tôi mới ký hợp đồng được.

Chúng tôi có trao đổi với các chuyên gia nước ngoài, thành bại của HTX là phụ thuộc vào điều lệ HTX và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hiện hỗ trợ HTX thông qua đào tạo, kế hoạch sản xuất kinh doanh như thế nào, tìm thị trường như thế nào, đó là hỗ trơ tốt nhất cho khởi nghiệp.

Về hỗ trợ, nếu cho tiền nhưng không biết cách sử dụng thì cũng mất đi thôi, HTX đang còn lúng túng kinh nghiệm thị trường.

Giữa các HTX trao đổi với nhau thì dễ hiểu hơn.

Xây dựng thương hiệu phải có chiến lược từ đầu

BTV Xuân Linh: Liên quan đến xây dựng kế hoạch có câu chuyện thương hiệu. Cà chua đắt hơn vẫn bán được vì người tiêu dùng coi trọng chất lượng. Nhưng nhiều HTX đang khó, chật vật trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu?

Ông Nguyễn Công Thừa: Để xây dựng thương hiệu phải có chiến lược từ đầu, không thể đi ngang, quản lý từ khâu sản xuất, chế biến đến thu hoạch.

Nhiều HTX đang khó vấn đề này, gọi điện đến HTX Anh Đào xin tư vấn, vì thành lập HTX với kế hoạch sơ sài, thấy người ta trồng sầu riêng cũng đi trồng sầu riêng. Chúng tôi cũng làm sầu riêng, nhưng theo quy trình VietGap, có chất lượng cao, người tiêu dùng biết là đang dùng sản phẩm không độc hại, đó chính là cách giữ thương hiệu, duy trì và giữ được uy tín.

Thương hiệu làm nhanh nhưng giữ mới khó. Anh Đào làm được là do giữ quy trình, cam kết với xã viên, bán đúng chỗ chứ không tràn lan.

TS Lê Đức Thịnh: Ở Cái Mơn, nông dân có thể trực tiếp bán hoặc qua HTX, nhưng đã bao giờ HTX ngồi với nhau để nói về vai trò của HTX không? Có nhất thiết đem hàng đi bán cho nông dân không? Quan trọng là tăng giá trị của sản phẩm qua vai trò của HTX. Góp lại đem đi bán với những hợp đồng nhỏ có khi không hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh nên cụ thể, cái gì HTX nên làm, HTX làm thì lợi đến đâu, chỉ làm những gì nông dân làm không hiệu quả, không phải cái gì cũng HTX làm, điều này các xã viên phải ngồi bàn với nhau.

TS Đào Thế Anh: Đồng ý là làm thương hiệu là cam kết với người tiêu dùng. Nhưng với nông sản còn liên quan đến nhiều vùng địa lý khác nhau, các sản phẩm đặc thù đặc trưng. Để giới thiệu được những đặc trưng đó thì cần HTX, ví dụ nói đến rau Đà Lạt, rau Lâm Đồng thì phải mua ở Anh Đào. Nếu không có HTX thì không được, nếu các hộ nông dân tự làm, cạnh tranh nhau thì có khi lại tự phá hoại danh tiếng sản phẩm.

Đa dạng hình thức cho HTX vay vốn

BTV Xuân Linh: Một trong những khó khăn hiện nay của HTX nông nghiệp là câu chuyện vốn, tiếp cận vốn ngân hàng và đất đai. Xin hỏi ông Thịnh, trong công tác tham mưu chính sách, các ông thấy thực tiễn đặt ra vấn đề gì?

TS Lê Đức Thịnh: Có thể nói mọi HTX hình thành, hay phát triển đều gặp khó khăn về tiếp cận vốn. Điều này có nguyên nhân từ hai phía: Từ ngân hàng và chính sách; Từ chính các HTX.

Đã kinh doanh thì cần có vốn. HTX thành lập luôn cần tài chính gồm vốn góp của xã viên, vốn vay, vốn huy động.

Có 2 lý do chính khiến HTX không tiếp cận được vốn. Về mặt chính sách, vốn cho HTX đều chỉ có một hình thức duy nhất, là điều kiện tiếp cận vốn theo tài sản thế chấp. Kể cả đã có nghị định 41, sau này là 55, cho vay tín chấp, nhưng vẫn yêu cầu tài sản đảm bảo.

Chúng tôi cho rằng đây là hạn chế. Cần có những cách khác nữa. Ví dụ HTX Anh Đào có doanh thu hàng trăm tỉ nhưng không bao giờ xây trụ sở như DN tư nhân được. DN tư nhân khi xây trụ sở có thể dùng ngay tài sản đó thế chấp. Còn HTX lại khác.

Nhiều nước chúng tôi tìm hiểu khá đa dạng trong hình thức cho vay vốn. Cho vay theo dòng tiền. Nếu dự án kinh doanh khả thi, có hiệu quả thì có thể tiếp cận được vốn.

Để có dự án kinh doanh thì HTX cần có người tư vấn chuyên môn. Các nước có cả hệ thống ngân hàng hoặc quỹ cho HTX vay không đòi tài sản, mà cần dự án kinh doanh.

Trách nhiệm ngân hàng là hỗ trợ cho HTX từ khâu xây dựng dự án kinh doanh.

Nhà nước cũng không đánh giá ngân hàng cho vay được bao nhiêu tiền mà đánh giá ở số lượng cho vay được bao nhiêu dự án. Đó là về mặt chính sách.

Còn về HTX, ngân hàng cho vay cần tài sản thế chấp, nếu không có thế chấp phải có dự án kinh doanh hiệu quả và minh bạch. Nếu HTX không có dự án chứng minh tính khả thi và minh bạch thì không vay được. Điều này với HTX hiện còn thiếu, nên ngân hàng còn khó khăn khi quyết định cho vay.

BTV Xuân Linh: Trách nhiệm pháp lý tập thể trở thành khó trong thời điểm hiện nay, vốn ngân hàng là một vấn đề rất lớn đối với HTX?

TS Đào Thế Anh: Chúng tôi có đi khảo sát ngân hàng tại sao không cho HTX vay, có ý kiến nói phải xây dựng dự án hay nói HTX quản lý tài chính còn yếu, không quản lý được. Việc quản lý tài chính HTX cần có năng lực, làm được việc đấy thì tạo được lòng tin.

Hiện nay theo luật mới, quyền làm tín dụng nội bộ, huy động vốn, nếu không minh bạch có dấu hiệu thất thoát thì không ai cho vay.

Việc đàm phán với ngân hàng đòi hỏi năng lực quản lý tài chính, sắp tới phải đào tạo cho HTX về quản lý tài chính. Chính sách tín dụng nông nghiệp cần dựa trên các dự án khả thi, chi phí cao hơn thì nhà nước phải hỗ trợ.

Ở Hàn Quốc, ngân hàng nông nghiệp do liên minh HTX quản lý, nhà nước hỗ trợ đào tạo con em đi học quản lý tài chính sau về phục vụ, ngân hàng thương mại thì không thể cắm rễ ở các vùng xa xôi.

Sắp tới phải đặt lòng tin vào HTX, giải quyết năng lực cho HTX, việc này không phải không làm được. Ngân hàng cũng cần phải thay đổi, phát triển tín dụng. Thái Lan có nhiều chuyên gia tư vấn nông nghiệp, có nhân viên giúp HTX phù hợp nhu cầu của ngân hàng. Ngân hàng cho vay vốn cấp tiền dựa vào cả DN và 2 bên.

Các ngân hàng của mình thì chưa sẵn sàng chuyện ấy. VN đã có sáng kiến của Hà Nam, buôn bán thức ăn, DN sẽ lấy tiền trực tiếp từ ngân hàng, tương đối minh bạch, chính quyền địa phương làm trọng tài chuyện ấy.

Một số cán bộ nhà nước còn chưa hiểu rõ HTX là gì

BTV Xuân Linh: Vai trò của chính quyền địa phương cần thiết như thế nào? Đến khi mô hình sản xuất của Anh Đào vượt qua năng lực của HTX thì địa phương hỗ trợ thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Công Thừa: Về góc độ hỗ trợ, chi cục PTNT đã định hướng cụ thể 5 năm, hỗ trợ đào tạo cán bô quản lý HTX, quy cách quy trình sản xuất các loại cây thế mạnh của Lâm Đồng, tiếp cận các dự án của DN...

Nhưng vẫn có một số cán bộ nhà nước chưa hiểu rõ HTX là gì. Cấp sở vẫn nghĩ HTX hiện nay giống ngày xưa, khiến chúng tôi giật mình về cách suy nghĩ của họ. Chủ trương chính sách cấp cao thì rất bổ ích, nhưng chưa đến tay nông dân, ví dụ chính sách giảm thuế 40% cho HTX. Địa phương phải là người thông tin cho HTX, nếu không quan tâm thì HTX như đứa con lạc loài. Phải phân quyền phân cấp để chính sách thật sự từ thực tiễn địa phương, chứ không phải từ trên xuống.

BTV Xuân Linh : Hạt nhân chính vẫn là nông dân. Chắc chắn có những hình thức liên kết tập thể cạnh tranh, ông Thế Anh có đề cập tổ hợp tác. Số phận HTX muốn phát triển tối ưu cạnh tranh các hình thức liên kết khác?

TS Lê Đức Thịnh: Có thể nói mô hình HTX trong điều kiện hiện nay về phát triển nông nghiệp nói chung và nhu cầu xã hội nói riêng trong đó có nhu cầu hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, HTX thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản, giá bán cao mang lại lợi nhuận. Mô hình HTX cần hướng vào kiểu mới, thức đẩy quy trình sản xuất bảo quản chế biến trong thu hoạch.

Những dịch vụ trong HTX cần thúc đẩy như quản lý quy trình như VietGap, đặc biệt là khâu thu hoạch. Các chính sách hiện nay cũng hướng vào chuyện đấy. Không phải cứ nói HTX là được ưu tiên hơn, nghiễm nhiên hưởng cái này, mà hướng vào nhu cầu cần gì.

Mô hình kinh doanh để thúc đẩy kinh doanh là HTX phải hướng đến.

Ở trong HTX tương lai phải thúc đẩy tính tự chủ độc lập, trao quyền cụ thể, đừng nghĩ HTX là gì mà cứ phải đại hội xã viên, đến chỉ đạo, anh này giá dịch vụ báo cáo lên đảng ủy có cho phép không, phải tránh. Hỗ trợ HTX hướng vào kinh doanh, tự chủ độc lập, nhà nước trao quyền và hỗ trợ, không xây dựng cánh tay kéo dài tới địa phương.

BTV Xuân Linh: Chính sách đã năng động rồi, số lượng văn bản nhiều, cập nhật nhưng bước chuyển từ chính sách đến người hưởng thụ thì vai trò cấp huyện là quan trọng?

TS Lê Đức Thịnh: Vai trò địa phương, các cấp chính quyền, kể cả các cấp ủy Đảng, không chỉ huyện mà cả xã, đều quan trọng, vì HTX là một pháp nhân kinh tế, cần có môi trường kinh doanh, đầu tư đều phụ thuộc vào hành xử của quản lý nhà nước ở địa phương.

Thứ hai, phát triển HTX là phát triển địa phương, làm lãi cho cả cộng đồng chứ không chỉ làm lãi cho ông chủ DN. Vai trò của chính quyền tăng gấp 2-3 lần so với hỗ trợ DN.

Vai trò đầu tiên là triển khai chính sách, cụ thể hóa, chi tiết hóa, xây dựng thành kế hoạch, vì không chính sách nào không cần hướng dẫn của địa phương. Địa phương chỉ cần làm động tác này một cách minh bạch, để các pháp nhân nhìn vào là biết cần hưởng chính sách thì đi đến đâu, không phải lần mò.

Chính địa phương cũng nắm bắt nhu cầu của HTX, không chỉ nghe báo cáo mà xuống tận cơ sở, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Không ai trên Bộ, Trung ương biết được cái khó ở cơ sở.

Còn chuyện gian lận thương mại, nhãn mác lung tung, đất đai, quy hoạch..., hàng trăm việc địa phương cần làm. Địa phương phải hiểu rằng càng có nhiều pháp nhân kinh tế ra đời thì địa phương, nông dân càng giàu lên. Quản lý nhà nước phải theo hướng thúc đẩy, cái gì cản trợ phải gạt đi.

TS Đào Thế Anh: Việc đăng lý HTX là ở cấp huyện, việc này phải được ưu tiên, về cán bộ, một cửa, kèm theo tư vấn thủ tục, chính sách... như ưu đãi DN. HTX xứng đáng được như vậy. Hiện nông dân có ý tưởng lập HTX đang không biết hỏi ai.

Liên minh HTX đang chỉ đào tạo cho thành viên chủ yếu là các HTX lớn mạnh rồi, còn những HTX quá bé, đang khó khăn nhưng không phải thành viên thì không được hưởng lợi.

Mỗi địa bàn cần có mô hình khác nhau như tổ hợp tác, hội nghề nghiệp... Luật Hội sắp tới nên thừa nhận nhiều hình thức hỗ trợ kinh doanh ở nông thôn. Bà con thấy hình thức nào phù hợp thì lựa chọn, hoàn toàn không cạnh tranh nhau. Có nhiều tổ hợp tác sẽ là nền tảng cho HTX, thay vì "li ti hóa" như tình trạng DN hiện nay.

Diễn đàn này sẽ đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, học hỏi về quản trị, tiếp cận thị trường, chuyên gia, chính sách, quảng bá thương hiệu... Có khoảng 130 đại diện các vùng miền, thực hiện qua mạng để nhanh chóng hơn, có sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam.

BTV Xuân Linh: HTX Anh Đào tới đây sẽ phát triển tiếp theo như thế nào, chính sách hỗ trợ để tham gia thị trường?

Ông Nguyễn Công Thừa: Hy vọng của HTX tương đối lớn, tham vọng làm thế nào HTX Anh Đào là đơn vị đẫn đầu địa phương, hỗ trợ các HTX thành viên, làm sao tập hợp liên hợp HTX để có sức mạnh đoàn kết, có tiếng nói mạnh mẽ hơn về chính sách để đảm bảo quyền lợi HTX và hộ nông dân.

Chúng tôi cũng có kiến nghị, không phải HTX thành lập ra là nhà nước cứ hỗ trợ 5-10 triệu là điều quan trọng mà là nghiên cứu HTX thành lập thì nhà nước hỗ trợ đội ngũ tư vấn, hỗ trợ ban lãnh đạo thiếu kinh nghiệm trên thị trường, thay thế lớp kế cận trẻ để đi lên, không phải tiền là chính.

Chính sách phải đi thực tế hơn.

Hiện luật HTX mới, không được cung cấp dịch vụ ngoài không quá 3%, đây là 1 cản trở cho HTX, có nên chăng nghiên cứu vấn đề đó, ưu tiên các thành viên của mình chứ không phải hạn chế.

Vấn đề vốn, tôi nghe chia sẻ thấy hơi buồn, chúng ta kinh doanh phải có vốn, phương án chưa chuẩn bị kỹ càng, lớp nông dân, lãnh đạo chưa có trình độ phát triển cái đó, phải có đội ngũ tư vấn của nhà nước. Không thể nào cứ HTX lập đi cho 10 triệu, hàng nghìn HTX lập để đó không hoạt động. Tâm nguyện của tôi là như thế.

{keywords}

BTV Xuân Linh: Bàn tròn của chúng ta như vậy đã diễn ra quá thời gian dự tính, có lẽ bởi tất cả 3 vị khách mời đều chia sẻ với bạn đọc VietNamNet những suy nghĩ tâm huyết nhất với sự phát triển của HTX.

Sắp tới, các hiệp định thương mại, kinh tế của VN với các nước sẽ có hiệu lực hoặc ký kết, mở ra bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, mà trong đó nông sản là 1 lĩnh vực phải đối mặt. Chỉ có liên kết mới giúp người nông dân cạnh tranh bền vững.

Xin chân thành cảm ơn 3 vị khách mời.

Ban Thời sự - Ảnh: Đinh Tuấn