Tổng bí thư nhấn mạnh hầu hết những bất đồng về chủ quyền biển đảo vốn tồn tại từ lâu nhưng tình hình trở nên căng thẳng trong những năm gần đây là do cách hành xử trong quá trình xử lý tranh chấp.

Tầm nhìn về phát triển quan hệ Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh châu Á" là chủ để bài nói chuyện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều 17/9, tại thủ đô Toky với đại diện các tầng lớp xã hội Nhật Bản.

{keywords}

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi ý kiện tại cuộc gặp

Bài phát biểu phân tích sâu sắc diễn biến của khu vực và thế giới hiện nay với những thách thức và cả cơ hội trong phát triển kinh tế đến những nguy cơ căng thẳng xuất phát từ tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, trong đó  tình hình Biển Đông thời gian qua diễn biến rất phức tạp.

Tổng bí thư nhấn mạnh hầu hết những bất đồng về chủ quyền biển đảo vốn tồn tại từ lâu nhưng tình hình trở nên căng thẳng trong những năm gần đây là do cách hành xử trong quá trình xử lý tranh chấp.

Tổng bí thư phân tích trong thế giới toàn cầu hoá, lợi ích của các quốc gia càng gắn liền với nhau, các thách thức nổi lên cũng là thách thức chung cho nhiều nước. Vì vậy, mỗi quốc gia càng cần thể hiện ý thức trách nhiệm cao hơn đối với các vấn đề khu vực và quốc tế.

“Chúng tôi tin rằng, để có được một châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng, đòi hỏi tất cả các nước trong khu vực, nhất là các nước lớn, phải hành xử minh bạch, có trách nhiệm trong quan hệ với nhau cũng như đối với lợi ích chung của cả khu vực và thế giới. 

Đồng thời, cần cùng nhau nỗ lực hình thành được các thoả thuận và cơ chế hữu hiệu để duy trì hoà bình, ổn định, bảo đảm an ninh chung, ngăn ngừa xung đột và chiến tranh, tăng cường hợp tác để đối phó có hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên,” Tổng bí thư nhấn mạnh.

Lợi ích tương đồng

Việt Nam và Nhật Bản ngày nay có nhiều lợi ích tương đồng. Tổng bí thư cho rằng, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản là phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, của khu vực và thế giới. 

Việt Nam xác định Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam, coi đây là chủ trương nhất quán, xuyên suốt và là sự lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tổng bí thư cho rằng cần nỗ lực tiếp tục thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm "tăng cường tin cậy, kết nối kinh tế, mở rộng hợp tác, phát triển bền vững, hướng tới tương lai".

Về tăng cường tin cậy chính trị, Tổng bí thư nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, phát huy các cơ chế hợp tác đối thoại hiện có giữa hai nước. 

Về kết nối kinh tế, đây là trọng tâm và là động lực phát triển của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản. 

Tổng bí thư hy vọng, đẩy mạnh kết nối kinh tế cùng với việc triển khai có hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) sẽ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 50 tỉ USD và tăng gấp đôi dòng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam vào năm 2020.

Về mở rộng hợp tác, Tổng bí thư cho biết hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác một cách thực chất trong nhiều lĩnh vực khác, như văn hoá, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Theo VOV