Nga đã vượt xa Mỹ, không chỉ nhanh hơn mà còn hiệu quả hơn trong việc triển khai khái niệm "phân bổ sát thương" khi biến một đội tàu nhỏ thành thứ vũ khí uy lực.

Siêu tên lửa Nga dùng đánh IS khiến thế giới choáng váng

Trang Tin tức Quốc phòng dẫn lời quan chức Mỹ đưa ra bình luận trên, cho rằng việc phóng tên lửa hành trình lớp Kalibr chuyển tải thông điệp rõ ràng với thế giới sự làm chủ của Nga với thứ công nghệ này, và có thể triển khai chúng một cách thuận lợi.

{keywords}
Tàu tên lửa Dagestan. Ảnh: globalmilitaryreview

Brian Clark, một chuyên gia hải quân ở Washington cho hay, tên lửa Kalibr kết hợp với một tàu chiến loại nhỏ là sự phối hợp hoàn hảo của "phân bổ sát thương".

"Khái niệm “phân bổ sát thương” được Chuẩn Đô đốc Mỹ Peter Fanta, Giám đốc chương trình tác chiến mặt nước, mô tả là: "Chừng nào tàu chiến nổi trên mặt nước, nó phải có khả năng tấn công. Mỗi một khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu đổ bộ, tàu tuần duyên... đều phải trở thành một cái gai khó nhổ cho phía đối phương”.

Cách tiếp cận này cho phép lắp đặt tên lửa trên cả một số tàu nhỏ, phân tán hoặc kết hợp chúng để có được kết quả như mong muốn. Theo các chuyên gia, trong khi Mỹ đang nỗ lực áp dụng khái niệm còn người Nga cho thấy họ đã làm được.

{keywords}
Tàu Grad Sviyazhsk. Ảnh: portnews

Các tàu tên lửa loại nhỏ của Nga với trọng lượng giãn nước khoảng 900 tấn khó phát hiện hơn các tàu tuần duyên của Mỹ với trọng lượng giãn nước lên tới 4.000 tấn.

Việc Nga dùng tàu nhỏ phóng tên lửa hành trình tấn công IS tại Syria đã gây tranh cãi trong giới chuyên gia quốc phòng.

“Đó là cách rất độc đáo", Eric Wertheim, nhà phân tích hải quân Mỹ nói. "Mỹ cần thấy rằng, họ không còn độc quyền về vũ khí công nghệ cao".

{keywords}
Tàu Uglich. Ảnh: survincity

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, các tàu tên lửa Dagestan, Grad Sviyazhsk, Uglich và Veliky Ustyug đã phóng hàng loạt tên lửa nhằm vào hệ thống cơ sở hạ tầng IS từ biển Caspia.

“Việc bắn phá được thực hiện với hệ thống tàu tên lửa chính xác cao, các tên lửa hành trình đều nhằm trúng mục tiêu", bộ Quốc phòng xác nhận.

Cuộc trình diễn công nghệ

Trong đội tàu chiến Nga sử dụng, tàu hộ vệ Dagestan (tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp Gepard) đóng vai trò soái hạm. Tàu này có công nghệ tàng hình, khó bị các rađa của đối phương phát hiện.

Tàu Dagestan, dài 102m, trọng lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn. Các tàu nhỏ hơn Grad Sviyazhsk, Uglich, và Veliky Ustyug có trọng lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn, dài 70m.

Theo giới chuyên gia, 26 tên lửa phóng vào các mục tiêu IS là những phiên bản của loại tên lửa chống hạm SS-N-27 - tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

{keywords}

Tàu Veliky Ustyug. Ảnh; wordpress

Chuyên gia Wertheim giải thích, các tàu nhỏ nhất mang tên lửa tương tự trong Hải quân Mỹ cũng có trọng lượng tới 9.000 tấn. 

Nhưng các chuyên gia cho rằng, không nên cường điệu về hỏa lực từ các tàu tên lửa loại nhỏ của Nga. 

"Nó được sử dụng để bảo vệ vùng biển Caspian. Việc lắp đặt vũ khí hiện đại như tên lửa hành trình trên tàu nhỏ là để giảm bớt vai trò chúng đảm nhận. Đó là những con tàu có một nhiệm vụ. Trong khi lực lượng hải quân Mỹ hướng tới việc triển khai tàu lớn với đa nhiệm vụ", Wertheim cho biết.

Nếu làm phép so sánh, Nga rõ ràng muốn giới thiệu công nghệ quân sự mới nhất, như tàu Dagestan có thể hoạt động cách căn cứ 4.000km.

“Quân đội Nga đã khác hẳn so với 5 năm trước, họ đang nỗ lực rất lớn", Wertheim thừa nhận. “Câu hỏi đặt ra là liệu kinh tế và công nghiệp Nga có thể tiếp tục tiến bộ về lâu dài hay không".

Đầu năm nay, có thông tin nói rằng, Nga đang khôi phục đội tàu ngầm mini thời Chiến tranh Lạnh, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng giữa nước này với phương Tây. Được mô tả là hầu như không thể phát hiện, các tàu ngầm này có thể đặt mìn và phóng thủy lôi.

Theo viện nghiên cứu Hải quân Mỹ, loại tàu ngầm chạy bằng diesel-điện này chỉ nặng 390 tấn khi lặn, có thể mang theo 9 thủy thủ đoàn và 6 thợ lặn tác chiến.

Thái An (Theo sputniknews, foxnews)