Các hacker tiếp tục tăng cường cuộc chiến trên mạng để ủng hộ WikiLeaks. Một nhóm tự xưng là “những người giấu tên” đã thề sẽ đẩy mạnh “chiến tranh dữ liệu” chống lại các tổ chức đã từ chối WikiLeaks.
Trong hoạt động tấn công mới nhất của hacker, trang web của chính phủ Thụy Điển đã trở thành mục tiêu. Những nhà tổ chức nhóm giấu tên trên cho hay, hàng nghìn tình nguyện viên đã gia nhập tổ chức bảo vệ WikiLeaks và người sáng lập ra trang này là Julian Assange. Assange hiện đang bị giam tại London sau khi chính phủ Thụy Điển phát lệnh truy nã ông vì cáo buộc hiếp dâm.
Thời báo New York dẫn lời người phát ngôn của tổ chức giấu tên cho biết: "Đây là một cuộc chiến dữ liệu, chúng tôi đang cố gắng để Internet mở và tự do với tất cả mọi người, đúng theo cách Internet đã và luôn luôn là thế”.
Chính “những người giấu tên” đã tham gia thiết lập hàng trăm trang web nhân bản của WikiLeaks, sau khi các nhà cung cấp dịch vụ tại Mỹ từ chối trang này.
Nhóm hacker trên tuyên bố đã tấn công vào nhiều mục tiêu, bao gồm cả trang web của các công tố viên tham gia chống lại nhà sáng lập Julian Assange.
Trong khi đó, phụ trách nhân quyền LHQ đã bày tỏ quan ngại về những áp lực đối với các công ty tư nhân trong việc buộc họ dừng cung cấp tài chính hoặc dịch vụ internet cho WikiLeaks.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng lên tiếng ủng hộ Assange khi cho rằng việc bắt giam ông tại Anh là “phi dân chủ”. Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva thể hiện sự “đoàn kết” với người sáng lập ra WikiLeaks, khẳng định việc bắt giữ nhà hoạt động người Australia này là cú đấm vào “quyền tự do thể hiện”.
Những nhà tổ chức nhóm giấu tên trong một cuộc trao đổi trực tuyến tiết lộ, họ bắt đầu với chỉ 50 người tham gia tấn công các trang web, nhưng hiện tại đã lên tới khoảng 4.000 người. "Chúng tôi tuyển thành viên qua Internet bằng mọi cách, mọi nơi”, họ nói.
Cũng như Mastercard, Visa và PayPal, các hacker còn tấn công và trang web của ngân hàng Thụy Sĩ và trang web của văn phòng ủy vien công tố Thụy Điển đang theo đuổi vụ việc Assange.
Họ còn đe dọa tấn công trang Amazon nhưng hành động ban đầu dường như không thành công. Một trong những nạn nhân của “cuộc chiến dữ liệu” chính là chính phủ Thụy Điển. Theo nhật báo Aftonbladet, trang web này đã ngừng hoạt động trong vài giờ đêm 9/12.
Các thành viên của “những người giấu tên” còn nhằm mục tiêu vào những trang web của Sarah Palin và thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman. Bà Palin từng kêu gọi truy lùng Assange như trùm khủng bố Osama Binladen còn ông Lieberman thì kêu gọi các công ty Mỹ ngừng hỗ trợ kỹ thuật cho WikiLeaks.
Paul Mutton tại Công ty an ninh mạng Netcraft, người theo dõi các vụ tấn công cho hay, Visa được coi là mục tiêu khó khăn hơn và vụ tấn công vào tổ chức này đỏi hỏi một số lượng hacker lơn hơn, khoảng 2.000 người so với 400 người trong vụ Mastercard.
Trước vụ tấn công Mastercard, một hacker trong nhóm giấu tên nói rằng: “Các trang web cúi mình trước áp lực của chính phủ đều trở thành mục tiêu. Chúng tôi cảm thấy rằng, Wikileaks trở nên lớn hơn nhiều vụ rò rỉ tài liệu mật, nó đã trở thành một cuộc chiến, của người dân chống lại chính phủ”.
Gần đây, WikiLeaks đã công bố hàng nghìn tài liệu mật của Lầu Năm Góc về các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq.
Trong hai tuần qua, ông Assange cùng trang web của mình đã chịu đựng sự tấn công từ nhiều phía sau khi tung ra hàng nghìn bức điện tín mật của Bộ Ngoại giao Mỹ. Sự việc này khiến Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thể hiện sự “hối tiếc” với các nhà lãnh đạo thế giới.
New York Times và bốn tổ chức báo chí khác đã xuất bản các bài viết về nội dung các bức điện tín mật.
Cho tới thời điểm hiện tại, hầu hết các tập đoàn có trang web bị tấn công đều không giải thích vì sao họ cắt đứt quan hệ với WikiLeaks. Tuy nhiên, PayPal ra tuyên bố rằng, quyết định của họ dựa trên “hành động” vi phạm chính sách mà tổ chức này đưa ra.
Theo hãng Reuters, hôm qua (9/12), cảnh sát Hà Lan đã bắt giữ một cậu bé 16 tuổi được cho là nghi phạm trong các vụ tấn công nhằm vào Visa và MasterCard.
Tổng chưởng lý Eric Holder cho hay, chính quyền Mỹ đang theo dõi sát sao các vụ tấn công mạng vào những công ty như Amazon. “Chúng tôi nhận biết về các vụ việc này”, ông nhấn mạnh.
Cậu bé tuổi teen bị một đơn vị chống tội phạm công nghệ cao bắt giữ sau khi thừa nhận tham gia tấn công vào trang web của các công ty thẻ tín dụng MasterCard và Visa.
Và, Chiến dịch Trả đũa (Operation Payback) mà những người tham gia hoạt động “phản pháo” các công ty, tổ chức từ chối Wikileaks tự xưng, vẫn chưa chấm dứt. Nhiều người đã không khỏi quan ngại về một mùa mua sắm Giáng sinh thất thu vì những vụ tấn công vào các trang web của một số công ty lớn nhất thế giới.
Trong hoạt động tấn công mới nhất của hacker, trang web của chính phủ Thụy Điển đã trở thành mục tiêu. Những nhà tổ chức nhóm giấu tên trên cho hay, hàng nghìn tình nguyện viên đã gia nhập tổ chức bảo vệ WikiLeaks và người sáng lập ra trang này là Julian Assange. Assange hiện đang bị giam tại London sau khi chính phủ Thụy Điển phát lệnh truy nã ông vì cáo buộc hiếp dâm.
Thời báo New York dẫn lời người phát ngôn của tổ chức giấu tên cho biết: "Đây là một cuộc chiến dữ liệu, chúng tôi đang cố gắng để Internet mở và tự do với tất cả mọi người, đúng theo cách Internet đã và luôn luôn là thế”.
Chính “những người giấu tên” đã tham gia thiết lập hàng trăm trang web nhân bản của WikiLeaks, sau khi các nhà cung cấp dịch vụ tại Mỹ từ chối trang này.
Nhóm hacker trên tuyên bố đã tấn công vào nhiều mục tiêu, bao gồm cả trang web của các công tố viên tham gia chống lại nhà sáng lập Julian Assange.
Trong khi đó, phụ trách nhân quyền LHQ đã bày tỏ quan ngại về những áp lực đối với các công ty tư nhân trong việc buộc họ dừng cung cấp tài chính hoặc dịch vụ internet cho WikiLeaks.
Những nhà tổ chức nhóm giấu tên trong một cuộc trao đổi trực tuyến tiết lộ, họ bắt đầu với chỉ 50 người tham gia tấn công các trang web, nhưng hiện tại đã lên tới khoảng 4.000 người. "Chúng tôi tuyển thành viên qua Internet bằng mọi cách, mọi nơi”, họ nói.
Cũng như Mastercard, Visa và PayPal, các hacker còn tấn công và trang web của ngân hàng Thụy Sĩ và trang web của văn phòng ủy vien công tố Thụy Điển đang theo đuổi vụ việc Assange.
Họ còn đe dọa tấn công trang Amazon nhưng hành động ban đầu dường như không thành công. Một trong những nạn nhân của “cuộc chiến dữ liệu” chính là chính phủ Thụy Điển. Theo nhật báo Aftonbladet, trang web này đã ngừng hoạt động trong vài giờ đêm 9/12.
Các thành viên của “những người giấu tên” còn nhằm mục tiêu vào những trang web của Sarah Palin và thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman. Bà Palin từng kêu gọi truy lùng Assange như trùm khủng bố Osama Binladen còn ông Lieberman thì kêu gọi các công ty Mỹ ngừng hỗ trợ kỹ thuật cho WikiLeaks.
Paul Mutton tại Công ty an ninh mạng Netcraft, người theo dõi các vụ tấn công cho hay, Visa được coi là mục tiêu khó khăn hơn và vụ tấn công vào tổ chức này đỏi hỏi một số lượng hacker lơn hơn, khoảng 2.000 người so với 400 người trong vụ Mastercard.
Trước vụ tấn công Mastercard, một hacker trong nhóm giấu tên nói rằng: “Các trang web cúi mình trước áp lực của chính phủ đều trở thành mục tiêu. Chúng tôi cảm thấy rằng, Wikileaks trở nên lớn hơn nhiều vụ rò rỉ tài liệu mật, nó đã trở thành một cuộc chiến, của người dân chống lại chính phủ”.
Gần đây, WikiLeaks đã công bố hàng nghìn tài liệu mật của Lầu Năm Góc về các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq.
Trong hai tuần qua, ông Assange cùng trang web của mình đã chịu đựng sự tấn công từ nhiều phía sau khi tung ra hàng nghìn bức điện tín mật của Bộ Ngoại giao Mỹ. Sự việc này khiến Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thể hiện sự “hối tiếc” với các nhà lãnh đạo thế giới.
New York Times và bốn tổ chức báo chí khác đã xuất bản các bài viết về nội dung các bức điện tín mật.
Cho tới thời điểm hiện tại, hầu hết các tập đoàn có trang web bị tấn công đều không giải thích vì sao họ cắt đứt quan hệ với WikiLeaks. Tuy nhiên, PayPal ra tuyên bố rằng, quyết định của họ dựa trên “hành động” vi phạm chính sách mà tổ chức này đưa ra.
Theo hãng Reuters, hôm qua (9/12), cảnh sát Hà Lan đã bắt giữ một cậu bé 16 tuổi được cho là nghi phạm trong các vụ tấn công nhằm vào Visa và MasterCard.
Tổng chưởng lý Eric Holder cho hay, chính quyền Mỹ đang theo dõi sát sao các vụ tấn công mạng vào những công ty như Amazon. “Chúng tôi nhận biết về các vụ việc này”, ông nhấn mạnh.
Cậu bé tuổi teen bị một đơn vị chống tội phạm công nghệ cao bắt giữ sau khi thừa nhận tham gia tấn công vào trang web của các công ty thẻ tín dụng MasterCard và Visa.
Và, Chiến dịch Trả đũa (Operation Payback) mà những người tham gia hoạt động “phản pháo” các công ty, tổ chức từ chối Wikileaks tự xưng, vẫn chưa chấm dứt. Nhiều người đã không khỏi quan ngại về một mùa mua sắm Giáng sinh thất thu vì những vụ tấn công vào các trang web của một số công ty lớn nhất thế giới.
- Thái An