- QH thảo luận hôm nay về dự thảo luật Tạm giữ, tạm giam.

ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) dẫn các con số đáng lưu ý của Bộ Công an. 

Cụ thể, số chỗ tạm giữ mới có 19.000 so với nhu cầu là 43.072 chỗ, chỗ tạm giam mới có 10.316 so với nhu cầu là 46.880 chỗ. 

Từ thiếu khiến việc tạm giữ, tạm giam thực hiện trong những điều kiện không đúng quy định của pháp luật. Như trẻ vị thành niên không có chỗ riêng lại đưa vào các buồng giam mà nếu không may có một vài "đại bàng", dẫn đến các cháu bị đánh, thậm chí tử vong.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cảnh báo thực trạng bức cung, nhục hình và chết trong khi tạm giữ, tạm giam hoặc bị xâm phạm, xúc phạm về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, hạn chế quyền, cản trở bào chữa đang có biểu hiện gia tăng cả về số lượng và mức độ, ngày càng nghiêm trọng trong các năm qua, vượt khỏi vòng kiểm soát.

{keywords}
ĐB Trương Trọng Nghĩa

Theo ĐB, nhiều vụ việc xảy ra nhưng nạn nhân không tố cáo, khiếu nại vì sợ hoặc bị buộc cam kết không khiếu nại sau khi được trả tự do. 

"Xin lưu ý đây là quy định về tạm giữ, tạm giam, những người đang được coi là không có tội và đang được điều tra để chứng minh cả hai khả năng, họ có thể có tội hoặc vô tội".

Vì vậy, ông Nghĩa đề nghị đưa việc tạm giữ, tạm giam về Bộ Tư pháp quản lý để bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội, độc lập với điều tra viên, công tố viên để chống bức cung, mớm cung và nhục hình.

ĐB nhấn mạnh người bị tạm giữ, tạm giam phải được bảo đảm quyền được gặp luật sư và tư vấn pháp luật với số lần không hạn chế.

Minh oan cho người chết

Theo ĐB Lê Minh Hiền (Khánh Hòa), gần đây xảy ra nhiều vụ người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam tự sát hoặc bị đánh chết trong nhà tạm giữ, tạm giam, là xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

{keywords}

ĐB Lê Minh Hiền

Bà đề nghị có quy định về việc minh oan cho người bị buộc tội mà chết trong giai đoạn điều tra dù đây là việc gian khó do cơ chế minh oan còn nhiều bất cập.

Theo bà, phải có quy định cụ thể để giải oan cho người bị buộc tội oan đã mất để phần nào vơi đi đau khổ cho thân nhân, cũng như cho đời sống tâm linh của gia đình họ.

ĐB Lê Nam (Thanh Hoá) đặt câu hỏi, theo Hiến pháp, chỉ người bị tuyên bằng một bản án mới là người có tội. Đang trong quá trình tạm giữ, tạm giam mà chết thì họ là như thế nào? 

"Lâu nay, đang bị tạm giữ, tạm giam mà chết là luật pháp chấm dứt. Chấm dứt rồi thì làm sao đây? Nhưng họ chưa có tội vì chưa bị tuyên bởi một bản án. Nếu họ bị oan nhưng do chưa kết thúc điều tra, chưa chứng minh được thì giải quyết câu chuyện này như thế nào?", ĐB đặt câu hỏi.

Chung Hoàng - Ảnh: Hoàng Long