Quân đội TQ đang trải qua quá trình thay đổi lớn hơn bao giờ hết, hướng tới mục tiêu mở rộng và hiện đại hóa lực lượng từ trên xuống dưới nhằm phục vụ cho tham vọng mở rộng lãnh thổ. 

Thay đổi trọng tâm 

Trong khi lực lượng mặt đất vẫn chiếm đến 73% tổng quân số, thì TQ đang thay đổi các tài nguyên, hướng đến hải quân và không quân.

Các lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm đối phó với cái gọi là những mối đe dọa đến lợi ích của TQ. Đây được xem là động lực chính đằng sau tuyên bố ngày 3/9/2015 của ông Tập Cận Bình rằng, quân đội TQ sẽ cắt giảm 300.000 người, chủ yếu từ các đơn vị phi chiến đấu hay vận hành hệ thống vũ khí lỗi thời. 

Kiểm soát bầu trời 

{keywords}
Máy bay không người lái tầm trung của TQ mang tên Wing Loong

Nhằm tìm kiếm lợi thế trong tình huống xảy ra không chiến, TQ đã đầu tư mạnh vào loại máy bay Su27 từ Nga, dần dần là sao chép công nghệ và sản xuất phiên bản của riêng họ gọi là J-11.

Những năm gần đây, TQ đã trình làng loại máy bay chiến đấu nội địa hiện đại J-10 và nâng cấp máy bay ném bom H-6 cho các sứ mệnh ở tầm xa hơn. 

Họ cũng có ít nhất hai loại máy bay chiến đấu tàng hình cho dù chưa rõ khả năng, địa điểm hay khi nào đi vào hoạt động. TQ cũng đã thăng hạng toàn cầu trong công nghệ không người lái, sản xuất ra các phương tiện bay có thể so sánh với Predator và Reaper của Mỹ về tốc độ và sự ổn định, thực hiện các cuộc tấn công tên lửa vào mục tiêu mặt đất.

Hải quân mới 

Thay đổi lớn nhất có thể nói chính là lực lượng hải quân TQ (PLAN), từ lực lượng kiểm soát ven biển đến khả năng hoạt động ở các vùng biển xa.

{keywords}
Tàu ngầm tấn công của TQ

Hỗ trợ cho sứ mệnh nói trên chính là việc ra mắt tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh. Vào tháng 12 trước, TQ đã chính thức thừa nhận đang làm tàu sân bay thứ hai, hoàn toàn với công nghệ nội địa. 

TQ cũng gia tăng mạnh các tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân. Đã có một số ước tính nước này sở hữu số tàu chiến đấu lớn hơn mọi nước khác. Quá trình hiện đại hóa nhanh chóng này nhằm khẳng định các yêu sách chủ quyền hàng hải và mở rộng sức mạnh vượt ra ngoài đường bờ biển, đồng thời làm gia tăng căng thẳng với Nhật, Mỹ và các nước Đông Nam Á có chồng lấn chủ quyền trên biển. 

Gia tăng tên lửa 

Đơn vị tên lửa TQ, tên cũ gọi là Nhị pháo, là một trong những lực lượng có khả năng tấn công mạnh nhất thế giới.

{keywords}
TQ không ngừng gia tăng bổ sung kho tên lửa

Cùng với lực lượng hạt nhân, TQ giờ đây có ít nhất 1.200 tên lửa đạn đạo cùng vô số tên lửa hành trình, đất đối không và trên tất cả, cũng là mối đe dọa lớn nhất với Hải quân Mỹ là tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm có khả năng nhấn chìm cả tàu sân bay.

TQ cũng không ngừng bổ sung kho tên lửa đạn đạo tầm gần, tầm trung.

Thay đổi chiến thuật 

Cùng với chiến thuật dần xa rời khả năng chuẩn bị ứng phó trong tác chiến mặt đất tại khu vực châu Á, quân đội TQ (PLA) đang phát triển các hệ thống để ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài.

Họ sử dụng tên lửa, tàu ngầm và khả năng tác chiến mạng để vô hiệu hóa hệ thống chiến đấu công nghệ cao của đối phương.

PLA còn thay đổi cơ cấu để tích hợp tốt hơn giữa các đơn vị khác nhau. Thậm chí là thay đổi một số nguyên tắc chính trị lâu đời trong việc sử dụng lực lượng, di chuyển và thiết lập một trung tâm hậu cần ở Djibouti – quốc gia vùng Sừng Châu Phi. Đây cũng được xem là căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của TQ dù họ không thừa nhận bất kỳ hình thức liên minh hay hiện diện thường trực ở nước ngoài.

Thái An (Theo CBS, AP)