- "Trách nhiệm của đối ngoại là phải làm sao đóng góp giữ chủ quyền dân tộc. Phải duy trì hòa bình, duy trì quan hệ tốt với các nước" - tân Bộ trưởng Ngoại giao trao đổi nhanh với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay (3/8), ngay sau khi được Quốc hội bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao thay ông Phạm Gia Khiêm.

Ông Phạm Bình Minh là nhà ngoại giao kỳ cựu với 30 năm kinh nghiệm trong ngành. Nối nghiệp cha - cố Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó Thủ tướng), cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch - ông Minh vào Bộ Ngoại giao từ vị trí chuyên viên Vụ Đào tạo.
Tân Bộ trưởng Ngoại giao là nhà ngoại giao kỳ cựu với 30 năm kinh nghiệm. Ảnh: Lê Anh Dũng
Cho đến nay, ông đã trải qua nhiều vị trí như tùy viên, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, Phó Vụ trưởng, Vụ Các tổ chức quốc tế, Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (1991-1999), trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao (tháng 9/2006), Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao (11/2007). Tân Bộ trưởng Ngoại giao sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho hay Việt Nam sẽ chú trọng tăng cường hợp tác phát triển quan hệ quốc tế, nhất là các nước có vị trí quan trọng.
"Chúng ta chủ động tham gia quốc tế thì phải xử lý các vấn đề không chỉ vì lợi ích của chúng ta mà phải đảm bảo lợi ích một cách hài hòa, đảm bảo lợi ích của đất nước một cách tốt nhất", ông nói.
Đại hội Đảng 11 vừa qua khẳng định rõ nhiệm vụ của công tác đối ngoại là "giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Đồng thời khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại "độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế".
Đề cập đến vấn đề Biển Đông, tân Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh: "Chủ quyền là vấn đề thiêng liêng của đất nước, là lợi ích của dân tộc. Trách nhiệm của đối ngoại phải làm sao đóng góp giữ chủ quyền dân tộc. Trách nhiệm là phải duy trì hòa bình, duy trì quan hệ tốt với các nước. Trong giải quyết vấn đề Biển Đông, chúng ta thừa nhận là có những tranh chấp, phải giải quyết thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở Công ước quốc tế về luật biển cũng như tuyên bố các bên về Biển Đông, tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử và quan trọng nhất là đảm bảo tính chủ quyền".
L.Nhung - L.Thư
Thủ tướng: Kiên định bảo vệ chủ quyền, độc lập
Phát biểu nhậm chức, Thủ tướng khẳng định bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia.
 
Tân Tổng Thanh tra Chính phủ: Có cám dỗ, tôi sẽ tránh
"Nếu có cám dỗ, tôi sẽ tránh và giáo dục công chức trong bộ máy phải trung thực, trong sạch", tân TTCP Huỳnh Phong Tranh chia sẻ.
 
'Phải cho tôi toàn quyền như tướng ra trận'
Phải cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận quyết chiến đấu hay không, tiến hay lùi thì mới làm được - tân Bộ trưởng GTVT nói.
 
Bộ trưởng Xây dựng: Đánh giá lại nhu cầu nhà ở
Tân Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chia sẻ với báo giới về chủ trương đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã  hội, lý giải nguyên nhân nóng lạnh của thị trường bất động sản.
 
Bộ trưởng Quốc phòng: Sẽ có lữ đoàn tàu ngầm hiện đại
5-6 năm tới, ta sẽ có lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại. Ta mua tàu ngầm, tên lửa, máy bay cũng là để bảo vệ hòa bình chủ quyền chứ không có ý định đe dọa, hay xâm lấn, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói.