- Nghỉ hưu, nguyên Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp dành nhiều thời gian chiêm nghiệm cuộc sống, tổng kết những điều, như ông nói, "kết tinh, chưng cất, rút ra từ thực tế". Và đây, ông chia sẻ về 5 nguyên tắc sống ở đời với bạn đọc VietNamNet, bởi ông tin "ít nhiều cũng có ích cho mọi người trong cuộc sống".
Muốn sống suôn sẻ và thành công phải tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc sống của tôi được đúc kết từ thực tiễn, luôn luôn soi đường trong hành động, xin được chia sẻ với bạn đọc 5 nguyên tắc sống cơ bản sau đây :
1. Sống phải có ích
"Chưa vui thì phải biết vui mà sống. Biết sống bao giờ sống cũng vui". Sống vui là sống có ích, sống có ích khi nào cũng vui. Sống có ích là nguyên tắc cao nhất của mỗi người, có ích cho bản thân, gia đình, hiện tại, tương lai. Sống không có ích đồng nghĩa là nhân vật thừa.
Mỗi người sinh ra đều có cơ hội như nhau, nhưng kết quả lại rất khác nhau, do hiểu biết, cống hiến và tính có ích của mỗi người khác nhau. Sống có ích là luôn làm điều thiện, điều tốt cho mọi người. Làm điều tốt thành thói quen, thành đường mòn, phong tục, tập quán, trở thành nếp sống văn hóa. Làm điều không tốt quen dần sẽ trở thành tệ nạn xã hội. Tính có ích phải trở thành nếp sống văn hóa hàng ngày của con người. Đó là mục tiêu của một xã hội văn minh.
2. Phấn đấu nhìn lên, hưởng thụ nhìn xuống
Trong cuộc sống đời thường, biết bao nhiêu người tốt. Phấn đấu phải nhìn vào người tốt, phải biết học hỏi ở họ để vươn lên. Hấp thu, tiêu hóa cái tốt của mọi người thành cái tốt của mình. Đó là cách học bắt chước, làm theo, dễ nhất, nhanh nhất.
Nhưng hưởng thụ lại nên nhìn xuống. Khi nào khổ nhất, khó khăn nhất, nếu biết nhìn xuống vẫn phát hiện ra bao nhiêu người còn khốn khó hơn mình, trong đó không ít người còn có công hơn mình, nhờ đó mà thanh thản hơn với những gì mình có. Không vì cái ăn, cái mặc làm nhỏ mình đi. Vật chất rất quan trọng, nhưng phải là vật chất lành mạnh và cao thượng, chứ không phải vật chất tầm thường. Những đồng tiền bất chính rất dễ huy động để làm những điều bất chính, tránh điều bất chính là để phấn đấu có điều chân chính nhiều hơn.
3. Luôn luôn biên đại sự thành tiểu sự, tiểu sự thành vô sự từ trong nhà ra ngoài đời
Một sự việc phức tạp biết xé nhỏ để giải quyết cho êm thấm dần, đó là người có năng lực. Ngược lại, một việc bé xé ra to, để dồn nén và tích tụ thành phức tạp hơn, đó là người bất tài. Một người thành đạt bao giờ cũng là người biết vô hiệu hóa những cái quan trọng hóa của những người hay quan trọng hóa sống quanh mình.
Với vợ điều này cũng có nghĩa, một người đàn ông tỉnh táo là một người đàn ông nghiêm túc, chăm chú lắng nghe hết ý kiến đề xuất của vợ và con. Nhưng xử lí các kiến nghị lại bằng cái đầu điềm tĩnh và minh mẫn của mình, không bị sa vào cái bẫy quan trọng hóa để rồi không chỉ rối rắm một ngày mà rối rắm quanh năm.
Người quyết đoán là người biết nhìn xa và hình dung được tương lai để quyết, còn người không biết lo xa để quyết thì luôn luôn phải đối phó với những buồn gần.
4. Khiêm tốn là cách tốt nhất để tự tôn vinh mình
Một người có đức có tài mà khiêm tốn, đó là môt người có đức tài trọn vẹn, người không có tài thì đương nhiên phải khiêm tốn. Vì vậy, bất luận trong mọi hoàn cảnh, khiêm tốn vẫn là đức tính quý nhất, cần nhất của mỗi con người.
5. Chăm lo cho môi trường hai tốt: gia đình tốt, cơ quan tốt
Phải hiểu gia đình và cơ quan là chiếc bình thông nhau trong quan hệ vật chất, tinh thần, thậm chí là quan hệ nhân quả trong công tác và cuộc sống. Gia đình tốt sẽ tác động vào cơ quan tốt, cơ quan tốt sẽ tôn vinh gia đình tốt. Làm sao đến giờ làm việc thì nhớ cơ quan, hết giờ công sở lại muốn trở về với gia đình. Hãy coi đây là hai tổ ấm thiêng liêng khi đương chức và cần được chưng cất, vun đắp tốt hơn khi nghỉ hưu, kể cả khi trở về với cõi vĩnh hằng.
Lê Doãn Hợp
Muốn sống suôn sẻ và thành công phải tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc sống của tôi được đúc kết từ thực tiễn, luôn luôn soi đường trong hành động, xin được chia sẻ với bạn đọc 5 nguyên tắc sống cơ bản sau đây :
1. Sống phải có ích
"Chưa vui thì phải biết vui mà sống. Biết sống bao giờ sống cũng vui". Sống vui là sống có ích, sống có ích khi nào cũng vui. Sống có ích là nguyên tắc cao nhất của mỗi người, có ích cho bản thân, gia đình, hiện tại, tương lai. Sống không có ích đồng nghĩa là nhân vật thừa.
Mỗi người sinh ra đều có cơ hội như nhau, nhưng kết quả lại rất khác nhau, do hiểu biết, cống hiến và tính có ích của mỗi người khác nhau. Sống có ích là luôn làm điều thiện, điều tốt cho mọi người. Làm điều tốt thành thói quen, thành đường mòn, phong tục, tập quán, trở thành nếp sống văn hóa. Làm điều không tốt quen dần sẽ trở thành tệ nạn xã hội. Tính có ích phải trở thành nếp sống văn hóa hàng ngày của con người. Đó là mục tiêu của một xã hội văn minh.
2. Phấn đấu nhìn lên, hưởng thụ nhìn xuống
Trong cuộc sống đời thường, biết bao nhiêu người tốt. Phấn đấu phải nhìn vào người tốt, phải biết học hỏi ở họ để vươn lên. Hấp thu, tiêu hóa cái tốt của mọi người thành cái tốt của mình. Đó là cách học bắt chước, làm theo, dễ nhất, nhanh nhất.
Nhưng hưởng thụ lại nên nhìn xuống. Khi nào khổ nhất, khó khăn nhất, nếu biết nhìn xuống vẫn phát hiện ra bao nhiêu người còn khốn khó hơn mình, trong đó không ít người còn có công hơn mình, nhờ đó mà thanh thản hơn với những gì mình có. Không vì cái ăn, cái mặc làm nhỏ mình đi. Vật chất rất quan trọng, nhưng phải là vật chất lành mạnh và cao thượng, chứ không phải vật chất tầm thường. Những đồng tiền bất chính rất dễ huy động để làm những điều bất chính, tránh điều bất chính là để phấn đấu có điều chân chính nhiều hơn.
Ông Lê Doãn Hợp (phải) trong ngày bàn giao công việc cho người kế nhiệm. Bên trái là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Minh Thăng |
3. Luôn luôn biên đại sự thành tiểu sự, tiểu sự thành vô sự từ trong nhà ra ngoài đời
Một sự việc phức tạp biết xé nhỏ để giải quyết cho êm thấm dần, đó là người có năng lực. Ngược lại, một việc bé xé ra to, để dồn nén và tích tụ thành phức tạp hơn, đó là người bất tài. Một người thành đạt bao giờ cũng là người biết vô hiệu hóa những cái quan trọng hóa của những người hay quan trọng hóa sống quanh mình.
Với vợ điều này cũng có nghĩa, một người đàn ông tỉnh táo là một người đàn ông nghiêm túc, chăm chú lắng nghe hết ý kiến đề xuất của vợ và con. Nhưng xử lí các kiến nghị lại bằng cái đầu điềm tĩnh và minh mẫn của mình, không bị sa vào cái bẫy quan trọng hóa để rồi không chỉ rối rắm một ngày mà rối rắm quanh năm.
Người quyết đoán là người biết nhìn xa và hình dung được tương lai để quyết, còn người không biết lo xa để quyết thì luôn luôn phải đối phó với những buồn gần.
4. Khiêm tốn là cách tốt nhất để tự tôn vinh mình
Một người có đức có tài mà khiêm tốn, đó là môt người có đức tài trọn vẹn, người không có tài thì đương nhiên phải khiêm tốn. Vì vậy, bất luận trong mọi hoàn cảnh, khiêm tốn vẫn là đức tính quý nhất, cần nhất của mỗi con người.
5. Chăm lo cho môi trường hai tốt: gia đình tốt, cơ quan tốt
Phải hiểu gia đình và cơ quan là chiếc bình thông nhau trong quan hệ vật chất, tinh thần, thậm chí là quan hệ nhân quả trong công tác và cuộc sống. Gia đình tốt sẽ tác động vào cơ quan tốt, cơ quan tốt sẽ tôn vinh gia đình tốt. Làm sao đến giờ làm việc thì nhớ cơ quan, hết giờ công sở lại muốn trở về với gia đình. Hãy coi đây là hai tổ ấm thiêng liêng khi đương chức và cần được chưng cất, vun đắp tốt hơn khi nghỉ hưu, kể cả khi trở về với cõi vĩnh hằng.
Lê Doãn Hợp