Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyền Hựu cho rằng cần xuất phát từ đại cục, thông qua hiệp thương hữu nghị để tìm cho ra giải pháp mà TQ và VN đều chấp nhận được đối với vấn đề bất đồng trên biển.
Trả lời phỏng vấn Thông tấn Xã Việt Nam trên cương vị tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHND Trung Hoa tại Việt Nam, Đại sứ Khổng Huyền Hựu cho hay, quan hệ Trung - Việt trong những năm gần đây đã phát triển "một cách toàn diện và sâu rộng" theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Có trí tuệ để tránh bất đồng
Đại sứ Trung Quốc đã trao đổi về những vấn đề liên quan đến biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Theo ông, những vấn đề biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại đã từng bước được giải quyết một cách thỏa đáng. Năm ngoái, 3 văn kiện biên giới trên đất liền của hai nước Trung Quốc - Việt Nam đã chính thức có hiệu lực. Tháng 4 năm nay, Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Trung Quốc - Việt Nam cũng đã được chính thức khởi động.
Về tồn tại bất đồng trên biển, Đại sứ Khổng Huyền Hựu cho hay lãnh đạo hai nước đã đi tới nhận thức chung quan trọng để giải quyết những bất đồng.
"Hạt nhân của nó chính là hai bên cần phải xuất phát từ đại cục hữu nghị của hai nước thông qua hiệp thương hữu nghị để tìm cho ra giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Nếu không thể giải quyết vấn đề trong một thời gian cũng không nên làm cho bất đồng ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước", ông nói.
Đại sứ nói những nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo hai nước có ý nghĩa chỉ đạo rất quan trọng để giải quyết những tranh chấp, bất đồng đang tồn tại giữa hai nước, có lợi cho giữ gìn đại cục ổn định của hai nước và cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Do đó, hai bên đã thành lập cơ chế bàn bạc cấp Chính phủ và cấp chuyên gia giải quyết vấn đề trên biển. Hiện nay, hai bên đang tiến hành thương lượng về Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển và đã có những tiến triển tích cực.
"Điều tôi muốn nhấn mạnh là, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước Xã hội Chủ nghĩa, đều đang ở trong thời kỳ then chốt cải cách và phát triển. Xử lý một cách thỏa đáng bất đồng giữa hai nước, sẽ củng cố thêm tình hữu nghị Trung - Việt, tăng cường hợp tác cùng có lợi, phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, cũng như có lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực. Chỉ cần hai bên đều đứng trên tầm cao chiến lược này để nhìn nhận những tranh chấp, bất đồng, sự khác biệt đang tồn tại giữa hai nước chúng ta, Tôi cho rằng, đây chính là điểm căn bản, mấu chốt, là kế hoạch lâu dài thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định".
Đại sứ Trung Quốc cho rằng hai bên cần "giải quyết một cách thỏa đáng" những vấn đề do lịch sử để lại để đảm bảo cho quan hệ hai nước phát triển lành mạnh.
"Đối với những bất đồng về vấn đề trên biển, tôi tin rằng, miễn là hai bên nghiêm chỉnh thực hiện những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, tiếp thu, tham khảo một cách đầy đủ kinh nghiệm thành công về phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền của hai nước, cũng như về phân định Vịnh Bắc bộ của hai nước, thì chúng ta nhất định có trí tuệ để tránh được, không để những bất đồng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước".
Trong nhiệm kỳ tại Việt Nam, Đại sứ Khổng Huyền Hựu kỳ vọng thúc đẩy "tăng cường giao lưu hữu nghị, tăng thêm tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị" giữa Trung Quốc và Việt Nam, tiếp tục duy trì các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước, để không ngừng chỉ rõ phương hướng phát triển đúng đắn cho quan hệ hai nước, không ngừng làm sâu sắc thêm sự giao lưu hợp tác, hữu nghị giữa các ngành, các lĩnh vực và các địa phương của hai nước...
Ông cũng kỳ vọng việc hai nước thúc đẩy sớm ký kết quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại; triển khai hợp tác lâu dài các dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như các dự án công nghiệp; khẩn trương thực hiện các dự án hợp tác đã được xác định; tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó là không ngừng đưa giao lưu văn hóa, xã hội của hai nước đi vào chiều sâu, mở rộng giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, du lịch, y tế, báo chí, thể dục thể thao...
Theo TTXVN
Trả lời phỏng vấn Thông tấn Xã Việt Nam trên cương vị tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHND Trung Hoa tại Việt Nam, Đại sứ Khổng Huyền Hựu cho hay, quan hệ Trung - Việt trong những năm gần đây đã phát triển "một cách toàn diện và sâu rộng" theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Có trí tuệ để tránh bất đồng
Đại sứ Trung Quốc đã trao đổi về những vấn đề liên quan đến biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Theo ông, những vấn đề biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại đã từng bước được giải quyết một cách thỏa đáng. Năm ngoái, 3 văn kiện biên giới trên đất liền của hai nước Trung Quốc - Việt Nam đã chính thức có hiệu lực. Tháng 4 năm nay, Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Trung Quốc - Việt Nam cũng đã được chính thức khởi động.
Về tồn tại bất đồng trên biển, Đại sứ Khổng Huyền Hựu cho hay lãnh đạo hai nước đã đi tới nhận thức chung quan trọng để giải quyết những bất đồng.
"Hạt nhân của nó chính là hai bên cần phải xuất phát từ đại cục hữu nghị của hai nước thông qua hiệp thương hữu nghị để tìm cho ra giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Nếu không thể giải quyết vấn đề trong một thời gian cũng không nên làm cho bất đồng ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước", ông nói.
Đại sứ nói những nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo hai nước có ý nghĩa chỉ đạo rất quan trọng để giải quyết những tranh chấp, bất đồng đang tồn tại giữa hai nước, có lợi cho giữ gìn đại cục ổn định của hai nước và cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Do đó, hai bên đã thành lập cơ chế bàn bạc cấp Chính phủ và cấp chuyên gia giải quyết vấn đề trên biển. Hiện nay, hai bên đang tiến hành thương lượng về Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển và đã có những tiến triển tích cực.
Đại sứ Khổng Huyền Hựu gặp gỡ lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Ảnh: VUFO |
"Điều tôi muốn nhấn mạnh là, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước Xã hội Chủ nghĩa, đều đang ở trong thời kỳ then chốt cải cách và phát triển. Xử lý một cách thỏa đáng bất đồng giữa hai nước, sẽ củng cố thêm tình hữu nghị Trung - Việt, tăng cường hợp tác cùng có lợi, phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, cũng như có lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực. Chỉ cần hai bên đều đứng trên tầm cao chiến lược này để nhìn nhận những tranh chấp, bất đồng, sự khác biệt đang tồn tại giữa hai nước chúng ta, Tôi cho rằng, đây chính là điểm căn bản, mấu chốt, là kế hoạch lâu dài thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định".
Đại sứ Trung Quốc cho rằng hai bên cần "giải quyết một cách thỏa đáng" những vấn đề do lịch sử để lại để đảm bảo cho quan hệ hai nước phát triển lành mạnh.
"Đối với những bất đồng về vấn đề trên biển, tôi tin rằng, miễn là hai bên nghiêm chỉnh thực hiện những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, tiếp thu, tham khảo một cách đầy đủ kinh nghiệm thành công về phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền của hai nước, cũng như về phân định Vịnh Bắc bộ của hai nước, thì chúng ta nhất định có trí tuệ để tránh được, không để những bất đồng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước".
Trong nhiệm kỳ tại Việt Nam, Đại sứ Khổng Huyền Hựu kỳ vọng thúc đẩy "tăng cường giao lưu hữu nghị, tăng thêm tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị" giữa Trung Quốc và Việt Nam, tiếp tục duy trì các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước, để không ngừng chỉ rõ phương hướng phát triển đúng đắn cho quan hệ hai nước, không ngừng làm sâu sắc thêm sự giao lưu hợp tác, hữu nghị giữa các ngành, các lĩnh vực và các địa phương của hai nước...
Ông cũng kỳ vọng việc hai nước thúc đẩy sớm ký kết quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại; triển khai hợp tác lâu dài các dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như các dự án công nghiệp; khẩn trương thực hiện các dự án hợp tác đã được xác định; tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó là không ngừng đưa giao lưu văn hóa, xã hội của hai nước đi vào chiều sâu, mở rộng giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, du lịch, y tế, báo chí, thể dục thể thao...
Theo TTXVN