Mỹ và Australia cùng kêu gọi tự do hàng hải không cản trở ở Biển Đông và thúc giục sự kiềm chế từ Bắc Kinh cũng như các láng giềng trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Hội đàm tại San Francisco, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã nhắc lại rằng, họ không nắm giữ vị trí nào trong cạnh tranh tuyên bố chủ quyền và kêu gọi tất cả các nước tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp.
Từ phải qua trái: Ngoại trưởng Mỹ Hillary ClintonNgoại trưởng Australia Kevin RuddBộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith ngày 15/9

"Mỹ và Australia, cùng với cộng đồng quốc tế, có một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế, và thương mại hợp pháp không cản trở ở Biển Đông”, tuyên bố chung của hai bên khẳng định.

"Chúng tôi phản đối việc sử dụng biện pháp ép buộc hoặc vũ lực để gia tăng tuyên bố chủ quyền của bất kỳ bên nào hoặc gây cản trở với hoạt động kinh tế hợp pháp”, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và những người đồng nhiệm Australia Kevin Rudd và Stephen Smith, cho biết.

Bà Clinton đã dẫn đầu trong việc đưa ra những lời kêu gọi quốc tế về tự do hàng hải ở Biển Đông - vùng biển tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á.

Trong tuyên bố chung, Australia và Mỹ kêu gọi Trung Quốc và 10 thành viên ASEAN tuân thủ một thỏa thuận năm 2002 về Biển Đông "bao gồm cả việc thể hiện khả năng tự kiềm chế”.

Theo thỏa thuận năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí làm việc về một bộ quy tắc hành xử trong vùng biển. Tuy nhiên, kể từ đó tới nay có rất ít tiến triển.

Trong khi đó, giới ngoại giao và phân tích tin rằng, Trung Quốc thích giải quyết vấn đề với từng quốc gia hơn là qua con đường đa phương.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại diễn đàn an ninh khu vực hồi tháng 7 năm ngoái đã khẳng định rằng, Mỹ có một lợi ích quốc gia quan trọng trong tự do hàng hải ở Biển Đông.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã ngày càng gia tăng các hành động quả quyết trong tranh cãi chủ quyền Biển Đông - vùng biển giàu tài nguyên dầu khí và là nơi cả Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines tuyên bố chủ quyền. Trong đó, Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất với bản đồ 9 đoạn bao trùm hầu hết vùng biển.

Thái An (theo economictimes)

TQ cảnh báo Ấn Độ không khai thác dầu ở Biển Đông
Trung Quốc cảnh báo các công ty Ấn Độ tham gia bất kỳ hợp đồng nào với các hãng Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp của Biển Đông.
 
TQ khăng khăng bảo vệ các yêu sách chủ quyền ở biển Đông
"Dù khả năng một sự cố nào có thể leo thang thành đụng độ quân sự lớn không nên được phóng đại, nhưng các động cơ - đặc biệt là va chạm giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ.
 
Nỗ lực tìm giải pháp thỏa đáng về Biển Đông
Tiếp ủy viên Quốc vụ viện TQ Đới Bỉnh Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn Việt - Trung sẽ nỗ lực tìm ra giải pháp thỏa đáng cho vấn đề Biển Đông.