- Thẩm tra báo cáo của Thủ tướng trình trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, Nguyễn Văn Giàu cho rằng, những hạn chế, yếu kém trong báo cáo đã đề cập đầy đủ, toàn diện.
Giảm nợ công từ 2016
Tuy nhiên, tân Chủ nhiệm Ủy ban và là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng lo ngại kinh tế vĩ mô thiếu vững chắc, đồng tiền Việt Nam mất giá mạnh trong khi hầu hết các đồng tiền khác đều lên giá so với USD, lạm phát tăng cao, dư nợ tín dụng tăng nhanh, thâm hụt thương mại, nhập siêu kéo dài, bội chi ngân sách trong nhiều năm ở mức cao, nợ công tăng đã đến ngưỡng an toàn trong khi hiệu quả đầu tư công thấp, đặt ra những lo ngại về quản lý và trả nợ trong trung hạn và dài hạn.
Ông Giàu phân tích, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây đã cảnh báo các nước cần tăng cường quản lý trần nợ công dưới 60%GDP, thậm chí các nước đang phát triển dưới 40%GDP. Trong điều kiện nợ công nước ta cuối năm 2011 ước lên đến 58,9%GDP, tuy nhiên chưa thể giảm ngay để tránh ách tắc việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Ủy ban Kinh tế nhất trí dư nợ công năm 2012 không quá 60% GDP, đến năm 2015 không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 55% GDP, dư nợ quốc gia không quá 40% GDP. Việc sử dụng các nguồn vốn vay này phải được tính toán hết sức chặt chẽ, đầu tư phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rộng lớn và xây dựng phương án giảm nợ công bắt đầu từ năm 2016.
Dự báo 5 năm tới, cán cân thanh toán quốc tế tổng thể thặng dư 18 tỷ USD theo phương án 1 và 27 tỷ USD theo phương án 2.
Ủy ban Kinh tế lưu ý, trong khi nền kinh tế còn nhập siêu cao việc dự báo, tính toán cán cân tổng thể thặng dư và tăng dự trữ ngoại hối lên 12-15 tuần nhập khẩu là cần thận trọng, có giải pháp cụ thể, khả thi.
Nếu chấp nhận giảm mạnh nhập siêu theo đề nghị của Ủy ban Kinh tế thì cần có tính toán thật cụ thể về từng phương án để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Hơn nữa, bội chi NSNN theo cách tính hiện nay bao gồm cả chi trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo cách tính này thì bội chi năm 2010 là 5,53%. Nếu cộng cả vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện trong năm khoảng 51,6 nghìn tỷ đồng thì bội chi ngân sách khoảng 8,14% GDP. Nếu tính theo thông lệ quốc tế (không bao gồm tiền trả nợ gốc nhưng bao gồm các khoản chi ngoài dự toán) thì bội chi ngân sách năm 2010 khoảng 7% GDP.
Mặc dù NSNN vẫn bảo đảm khả năng trả nợ đến hạn, nhưng mức bội chi đã tăng mạnh gần đây, do đó, cần có giải pháp sử dụng vốn hiệu quả hơn gắn với khả năng trả nợ.
Ủy ban đề nghị Chính phủ nghiên cứu thời gian tới tính bội chi ngân sách theo thông lệ quốc tế, năm 2015 phấn đấu giảm xuống dưới 4,5% GDP.
Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng việc huy động NSNN giai đoạn vừa qua đạt quá cao 28,4%/GDP so với kế hoạch 21%-22%/GDP đã làm giảm tích lũy của doanh nghiệp và người dân. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 42,7%/GDP vượt xa kế hoạch làm mất cân đối lớn giữa đầu tư và tiết kiệm, dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai và làm gia tăng nợ quốc gia.
Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ có những giải pháp mạnh mẽ sớm khắc phục hiệu quả các hạn chế, yếu kém do nguyên nhân chủ quan như báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.
Khắc phục hạn chế trong chỉ đạo, điều hành
Đồng tình với những đánh giá của Chính phủ về kết quả kinh tế xã hội năm 2011, Ủy ban Kinh tế ghi nhận, đó là kết quả của sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận, cùng chia sẻ khó khăn của nhân dân.
Tuy nhiên, “kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, chưa đảm bảo tính ổn định và bền vững“.
Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Giàu lưu ý bên cạnh những hạn chế, yếu kém mang tính cơ cấu, tích tụ từ những năm trước, những khó khăn mới phát sinh do tác động mặt trái của việc thực thi các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, những hạn chế trong chỉ đạo, điều hành cần phải được tập trung khắc phục sớm.
Những chỉ báo về giảm điện năng tiêu thụ và tăng lượng hàng tồn kho là những tín hiệu đầu tiên cảnh báo nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc và nếu kéo dài sẽ tác động xấu đến phục hồi tăng trưởng.
Các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thực hiện một cách đồng bộ, nhất là cắt giảm đầu tư công chưa nhiều và chưa công khai các công trình kém hiệu quả.
Ủy ban cũng lưu ý một số vấn đề Chính phủ cần đặc biệt chú ý trong điều hành: Xử lý tốt mối quan hệ giữa lạm phát, tỷ giá và lãi suất trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá, tiếp tục kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức thấp và điều chỉnh cơ cấu tín dụng phục vụ sản xuất, xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu.
Tăng cường thanh tra, giám sát tính an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Sử dụng nguồn tăng thu ngân sách năm nay chủ yếu để giảm bội chi ngân sách, dự phòng tăng chi bảo đảm an sinh xã hội và khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, dịch bệnh phát sinh ngoài dự toán.
Kiểm soát chỉ số giá 1 con số năm 2012
Về kế hoạch 5 năm 2011-2015, hầu hết ý kiến của Ủy ban tán thành với báo cáo của Chính phủ, đồng thời đề nghị việc tổ chức triển khai thực hiện cần được tập trung quyết liệt hơn và có bước đi phù hợp.
Theo Ủy ban, trong 2-3 năm đầu kế hoạch tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành bước khởi động mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. 2-3 năm tiếp theo, thực hiện cơ bản công tác tái cơ cấu để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 phấn đấu đạt khoảng 6%-6,5% là có cơ sở nếu phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước.
Đề nghị phải kiểm soát bằng được chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức 1 con số trong năm 2012. Năm 2013 và 2014, dưới 6%-7% và từ 5% đến dưới 7% vào năm 2015, làm cơ sở kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong Kế hoạch 5 năm tiếp theo dưới 5%/năm như các nước có nền kinh tế phát triển ổn định khác.
Phương Loan
Giảm nợ công từ 2016
Tuy nhiên, tân Chủ nhiệm Ủy ban và là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng lo ngại kinh tế vĩ mô thiếu vững chắc, đồng tiền Việt Nam mất giá mạnh trong khi hầu hết các đồng tiền khác đều lên giá so với USD, lạm phát tăng cao, dư nợ tín dụng tăng nhanh, thâm hụt thương mại, nhập siêu kéo dài, bội chi ngân sách trong nhiều năm ở mức cao, nợ công tăng đã đến ngưỡng an toàn trong khi hiệu quả đầu tư công thấp, đặt ra những lo ngại về quản lý và trả nợ trong trung hạn và dài hạn.
Ông Giàu phân tích, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây đã cảnh báo các nước cần tăng cường quản lý trần nợ công dưới 60%GDP, thậm chí các nước đang phát triển dưới 40%GDP. Trong điều kiện nợ công nước ta cuối năm 2011 ước lên đến 58,9%GDP, tuy nhiên chưa thể giảm ngay để tránh ách tắc việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Ảnh: Minh Thăng |
Dự báo 5 năm tới, cán cân thanh toán quốc tế tổng thể thặng dư 18 tỷ USD theo phương án 1 và 27 tỷ USD theo phương án 2.
Ủy ban Kinh tế lưu ý, trong khi nền kinh tế còn nhập siêu cao việc dự báo, tính toán cán cân tổng thể thặng dư và tăng dự trữ ngoại hối lên 12-15 tuần nhập khẩu là cần thận trọng, có giải pháp cụ thể, khả thi.
Nếu chấp nhận giảm mạnh nhập siêu theo đề nghị của Ủy ban Kinh tế thì cần có tính toán thật cụ thể về từng phương án để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Hơn nữa, bội chi NSNN theo cách tính hiện nay bao gồm cả chi trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo cách tính này thì bội chi năm 2010 là 5,53%. Nếu cộng cả vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện trong năm khoảng 51,6 nghìn tỷ đồng thì bội chi ngân sách khoảng 8,14% GDP. Nếu tính theo thông lệ quốc tế (không bao gồm tiền trả nợ gốc nhưng bao gồm các khoản chi ngoài dự toán) thì bội chi ngân sách năm 2010 khoảng 7% GDP.
Mặc dù NSNN vẫn bảo đảm khả năng trả nợ đến hạn, nhưng mức bội chi đã tăng mạnh gần đây, do đó, cần có giải pháp sử dụng vốn hiệu quả hơn gắn với khả năng trả nợ.
Ủy ban đề nghị Chính phủ nghiên cứu thời gian tới tính bội chi ngân sách theo thông lệ quốc tế, năm 2015 phấn đấu giảm xuống dưới 4,5% GDP.
Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng việc huy động NSNN giai đoạn vừa qua đạt quá cao 28,4%/GDP so với kế hoạch 21%-22%/GDP đã làm giảm tích lũy của doanh nghiệp và người dân. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 42,7%/GDP vượt xa kế hoạch làm mất cân đối lớn giữa đầu tư và tiết kiệm, dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai và làm gia tăng nợ quốc gia.
Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ có những giải pháp mạnh mẽ sớm khắc phục hiệu quả các hạn chế, yếu kém do nguyên nhân chủ quan như báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.
Khắc phục hạn chế trong chỉ đạo, điều hành
Đồng tình với những đánh giá của Chính phủ về kết quả kinh tế xã hội năm 2011, Ủy ban Kinh tế ghi nhận, đó là kết quả của sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận, cùng chia sẻ khó khăn của nhân dân.
Tuy nhiên, “kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, chưa đảm bảo tính ổn định và bền vững“.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu: Đề nghị Chính phủ nghiên cứu tính bội chi ngân sách theo thông lệ quốc tế. Ảnh: Quang Khánh |
Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Giàu lưu ý bên cạnh những hạn chế, yếu kém mang tính cơ cấu, tích tụ từ những năm trước, những khó khăn mới phát sinh do tác động mặt trái của việc thực thi các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, những hạn chế trong chỉ đạo, điều hành cần phải được tập trung khắc phục sớm.
Những chỉ báo về giảm điện năng tiêu thụ và tăng lượng hàng tồn kho là những tín hiệu đầu tiên cảnh báo nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc và nếu kéo dài sẽ tác động xấu đến phục hồi tăng trưởng.
Các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thực hiện một cách đồng bộ, nhất là cắt giảm đầu tư công chưa nhiều và chưa công khai các công trình kém hiệu quả.
Ủy ban cũng lưu ý một số vấn đề Chính phủ cần đặc biệt chú ý trong điều hành: Xử lý tốt mối quan hệ giữa lạm phát, tỷ giá và lãi suất trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá, tiếp tục kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức thấp và điều chỉnh cơ cấu tín dụng phục vụ sản xuất, xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu.
Tăng cường thanh tra, giám sát tính an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Sử dụng nguồn tăng thu ngân sách năm nay chủ yếu để giảm bội chi ngân sách, dự phòng tăng chi bảo đảm an sinh xã hội và khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, dịch bệnh phát sinh ngoài dự toán.
Kiểm soát chỉ số giá 1 con số năm 2012
Về kế hoạch 5 năm 2011-2015, hầu hết ý kiến của Ủy ban tán thành với báo cáo của Chính phủ, đồng thời đề nghị việc tổ chức triển khai thực hiện cần được tập trung quyết liệt hơn và có bước đi phù hợp.
Theo Ủy ban, trong 2-3 năm đầu kế hoạch tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành bước khởi động mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. 2-3 năm tiếp theo, thực hiện cơ bản công tác tái cơ cấu để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 phấn đấu đạt khoảng 6%-6,5% là có cơ sở nếu phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước.
Đề nghị phải kiểm soát bằng được chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức 1 con số trong năm 2012. Năm 2013 và 2014, dưới 6%-7% và từ 5% đến dưới 7% vào năm 2015, làm cơ sở kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong Kế hoạch 5 năm tiếp theo dưới 5%/năm như các nước có nền kinh tế phát triển ổn định khác.
Phương Loan