Thảo luận về kinh tế xã hội tại các tổ chiều nay (21/10), các đại biểu Quốc hội bày tỏ nhiều lo ngại về tình hình đời sống khó khăn, đầu tư dàn trải và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm tới quá cao.
Đầu tư dàn trải
Tại tổ Bình Định, đại biểu Đặng Công Lý phản ánh cử tri kêu ca nhiều về tình hình đầu tư quá dàn trải. "Miền Trung chỉ cần 2 - 3 tỉnh một sân bay thôi. Nhưng bây giờ tỉnh nào cũng có sân bay. Có chuyến bay chỉ vẻn vẹn 8 người. Đầu tư một sân bay vô cùng tốn kém. Chúng ta nên đầu tư một số sân bay cho tốt thay vì dàn đều. Ngay cả tỉnh Kon Tum cũng đòi có sân bay", ông Lý nói.
Ngoài sân bay lại còn tình trạng bùng nổ cảng biển. Do các tỉnh đua nhau làm nên nhiều cảng không có tàu vào neo đậu và không có hàng để phục vụ. Ông Lý đề xuất nên chọn lọc, chỉ làm một số cảng trọng tâm ở một số đầu mối nhất định.
Nhiều thành viên khác tại tổ Bình Định cũng cho rằng hiện rất ít sân bay có lãi. Nếu bàn chuyện tái cấu trúc thì ngay năm tới phải xem lại ngay vấn đề này, nếu không, tất cả mục tiêu như nước công nghiệp theo hướng hiện đại khó đạt.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Minh Thông phân tích thêm, tổng kết việc thực hiện nghị quyết về kiềm chế lạm phát song lại chưa đánh giá kết quả thực hiện xem tiến độ làm tới đâu, bao nhiêu dự án xong, cái nào dang dở. "Trách nhiệm để xảy ra đầu tư công tràn lan cũng không rõ thuộc về ai. Không thấy ai chịu trách nhiệm cụ thể", ông Thông nói.8
Các thành viên tại tổ Thanh Hóa, Hải Phòng cho rằng, nên xem lại các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các dự án đầu tư công khác để tránh tình trạng tiền ngân sách "mạnh ai nấy chi, mạnh ai nấy duyệt".
Tại tổ TP.HCM, đại biểu Trần Du Lịch nêu vấn đề, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói chủ trương đầu tư vào nơi đạt được nguồn thu và đầu tư vốn mồi để tiến tới xã hội hóa nhưng bố trí ngân sách 2012 không tuân theo cách trên. Vậy bao giờ Chính phủ mới bắt đầu làm?
Từ góc nhìn khác, ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) cho rằng, khi buộc cắt giảm đầu tư công thì cần có giải pháp phát huy hiệu quả thị trường vốn. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng, các thị trường vốn khác chưa được phát huy. Nếu như các nước coi thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn và đo sức khỏe nền kinh tế thì ở nước ta chưa có các DN lớn, nhà đầu tư chiến lược. Hiện, các DN lớn có lợi thế đã ngốn hết vốn, dòng vốn cho DN vừa và nhỏ bị hạn chế dẫn đến khó tiếp cận và khó đưa vào sản xuất.
Vỡ quỹ tín dụng đen
Câu chuyện tái cơ cấu tiếp tục được mổ xẻ nhiều nhất. Theo các đại biểu, so với những lời kêu gọi trước đó, lần này, chủ trương tái cơ cấu được thể hiện rõ ràng và quyết liệt bằng những định hướng rõ ràng, cụ thể. Ngoài chuyện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, các đại biểu bày tỏ nhiều quan ngại về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Theo đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM), tình trạng vỡ quỹ tín dụng đen tại nhiều tỉnh thành vừa qua đã dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp cần được kiểm soát để tránh bất ổn.
Đại biểu Lê Minh Thông cũng lo lắng, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như thế nào khi mà các ngân hàng thương mại những năm gần đây vẫn cứ mọc ra như nấm.
Theo Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Nam, việc ra đời rất nhiều ngân hàng thương mại vừa qua giống như một cái chợ tranh đua. Có thể Chính phủ đánh giá tình hình rất đúng nhưng khi thực hiện lại có vấn đề, thể hiện rõ nhất trong điều hành tiền tệ.
"Chủ trương của ta là thắt chặt, linh hoạt nhưng phải đến cuối năm mới làm quyết liệt, nhất là trong quản lý các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, quản lý vàng vẫn đang lúng túng, vẫn để cho tỷ lệ chênh giữa giá vàng trong nước và giá thế giới còn rất cao", ông Nam phân tích.
Tất cả những hiện tượng trên cho thấy dấu hiệu một thị trường vốn chưa mấy lành mạnh và cần được tái cơ cấu hợp lý.
Chỉ tiêu quá lạc quan
Bàn về 5 năm tới, đa số đại biểu cho rằng các chỉ tiêu vẫn còn tương đối cao.
"Chúng ta phải dành 2 - 3 năm cho mục tiêu tái cơ cấu kinh tế. Giống như trong một gia đình thôi, khi cần sắp xếp mọi vấn đề thì giữ được ổn định là tốt chứ không thể nói gì đến tăng trưởng. Vậy chỉ còn lại hai năm cuối thì liệu chúng ta có đạt được các mục tiêu đề ra?", Phó đoàn ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh phân tích.
Ông dẫn chứng, chỉ số giá tiêu dùng đang là 18% nhưng lại đặt mục tiêu 5 năm tới kéo xuống còn 5%, liệu có khó khả thi?
Đại biểu Lê Minh Thông cũng cho rằng các chỉ tiêu cho 5 năm tới có vẻ quá lạc quan: "Những chỉ tiêu này phải được nhìn nhận đúng tình hình thực tế. Tôi cho rằng chỉ nên đưa ra các chỉ tiêu định hướng chứ không nên đưa ra con số cụ thể bởi nếu không sẽ lại phải điều chỉnh", ông Thông cho hay.
Đại biểu Bạch Mai (TP.HCM) nêu câu hỏi: "Nhân dân ở đâu trong kế hoạch này? Phải để họ cũng phải sôi sục, sốt ruột để cùng làm với Nhà nước". Bà Mai đề xuất phải thêm giải pháp lôi kéo người dân để phát huy sức dân và có sức mạnh hiệu triệu. Bởi, tạo đồng thuận cao trong xã hội cũng là một giải pháp.
Ngoài ra, Chính phủ nên bổ sung thêm nhóm giải pháp: phong cách và sự gương mẫu của người đứng đầu; kỷ luật, kỷ cương hành chính; bảo đảm nguồn lực cán bộ; giải quyết các khiếu nại tố cáo tồn tại kéo dài nhiều năm; thu hồi từ những địa chỉ cụ thể mà Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra. Có làm được như vậy thì dân mới tin và có sức thuyết phục.
Trong tuần tới, Quốc hội sẽ có phiên thảo luận kinh tế, xã hội trên hội trường.
L.Nhung - T.Chung - P.Loan - Ảnh: A.Dũng
Đầu tư dàn trải
Tại tổ Bình Định, đại biểu Đặng Công Lý phản ánh cử tri kêu ca nhiều về tình hình đầu tư quá dàn trải. "Miền Trung chỉ cần 2 - 3 tỉnh một sân bay thôi. Nhưng bây giờ tỉnh nào cũng có sân bay. Có chuyến bay chỉ vẻn vẹn 8 người. Đầu tư một sân bay vô cùng tốn kém. Chúng ta nên đầu tư một số sân bay cho tốt thay vì dàn đều. Ngay cả tỉnh Kon Tum cũng đòi có sân bay", ông Lý nói.
Ngoài sân bay lại còn tình trạng bùng nổ cảng biển. Do các tỉnh đua nhau làm nên nhiều cảng không có tàu vào neo đậu và không có hàng để phục vụ. Ông Lý đề xuất nên chọn lọc, chỉ làm một số cảng trọng tâm ở một số đầu mối nhất định.
Nhiều thành viên khác tại tổ Bình Định cũng cho rằng hiện rất ít sân bay có lãi. Nếu bàn chuyện tái cấu trúc thì ngay năm tới phải xem lại ngay vấn đề này, nếu không, tất cả mục tiêu như nước công nghiệp theo hướng hiện đại khó đạt.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Minh Thông phân tích thêm, tổng kết việc thực hiện nghị quyết về kiềm chế lạm phát song lại chưa đánh giá kết quả thực hiện xem tiến độ làm tới đâu, bao nhiêu dự án xong, cái nào dang dở. "Trách nhiệm để xảy ra đầu tư công tràn lan cũng không rõ thuộc về ai. Không thấy ai chịu trách nhiệm cụ thể", ông Thông nói.8
Các thành viên tại tổ Thanh Hóa, Hải Phòng cho rằng, nên xem lại các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các dự án đầu tư công khác để tránh tình trạng tiền ngân sách "mạnh ai nấy chi, mạnh ai nấy duyệt".
Tại tổ TP.HCM, đại biểu Trần Du Lịch nêu vấn đề, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói chủ trương đầu tư vào nơi đạt được nguồn thu và đầu tư vốn mồi để tiến tới xã hội hóa nhưng bố trí ngân sách 2012 không tuân theo cách trên. Vậy bao giờ Chính phủ mới bắt đầu làm?
Từ góc nhìn khác, ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) cho rằng, khi buộc cắt giảm đầu tư công thì cần có giải pháp phát huy hiệu quả thị trường vốn. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng, các thị trường vốn khác chưa được phát huy. Nếu như các nước coi thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn và đo sức khỏe nền kinh tế thì ở nước ta chưa có các DN lớn, nhà đầu tư chiến lược. Hiện, các DN lớn có lợi thế đã ngốn hết vốn, dòng vốn cho DN vừa và nhỏ bị hạn chế dẫn đến khó tiếp cận và khó đưa vào sản xuất.
Vỡ quỹ tín dụng đen
Câu chuyện tái cơ cấu tiếp tục được mổ xẻ nhiều nhất. Theo các đại biểu, so với những lời kêu gọi trước đó, lần này, chủ trương tái cơ cấu được thể hiện rõ ràng và quyết liệt bằng những định hướng rõ ràng, cụ thể. Ngoài chuyện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, các đại biểu bày tỏ nhiều quan ngại về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Theo đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM), tình trạng vỡ quỹ tín dụng đen tại nhiều tỉnh thành vừa qua đã dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp cần được kiểm soát để tránh bất ổn.
Đại biểu Lê Minh Thông cũng lo lắng, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như thế nào khi mà các ngân hàng thương mại những năm gần đây vẫn cứ mọc ra như nấm.
Theo Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Nam, việc ra đời rất nhiều ngân hàng thương mại vừa qua giống như một cái chợ tranh đua. Có thể Chính phủ đánh giá tình hình rất đúng nhưng khi thực hiện lại có vấn đề, thể hiện rõ nhất trong điều hành tiền tệ.
"Chủ trương của ta là thắt chặt, linh hoạt nhưng phải đến cuối năm mới làm quyết liệt, nhất là trong quản lý các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, quản lý vàng vẫn đang lúng túng, vẫn để cho tỷ lệ chênh giữa giá vàng trong nước và giá thế giới còn rất cao", ông Nam phân tích.
Tất cả những hiện tượng trên cho thấy dấu hiệu một thị trường vốn chưa mấy lành mạnh và cần được tái cơ cấu hợp lý.
Chỉ tiêu quá lạc quan
Bàn về 5 năm tới, đa số đại biểu cho rằng các chỉ tiêu vẫn còn tương đối cao.
"Chúng ta phải dành 2 - 3 năm cho mục tiêu tái cơ cấu kinh tế. Giống như trong một gia đình thôi, khi cần sắp xếp mọi vấn đề thì giữ được ổn định là tốt chứ không thể nói gì đến tăng trưởng. Vậy chỉ còn lại hai năm cuối thì liệu chúng ta có đạt được các mục tiêu đề ra?", Phó đoàn ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh phân tích.
Ông dẫn chứng, chỉ số giá tiêu dùng đang là 18% nhưng lại đặt mục tiêu 5 năm tới kéo xuống còn 5%, liệu có khó khả thi?
Đại biểu Lê Minh Thông cũng cho rằng các chỉ tiêu cho 5 năm tới có vẻ quá lạc quan: "Những chỉ tiêu này phải được nhìn nhận đúng tình hình thực tế. Tôi cho rằng chỉ nên đưa ra các chỉ tiêu định hướng chứ không nên đưa ra con số cụ thể bởi nếu không sẽ lại phải điều chỉnh", ông Thông cho hay.
Đại biểu Bạch Mai (TP.HCM) nêu câu hỏi: "Nhân dân ở đâu trong kế hoạch này? Phải để họ cũng phải sôi sục, sốt ruột để cùng làm với Nhà nước". Bà Mai đề xuất phải thêm giải pháp lôi kéo người dân để phát huy sức dân và có sức mạnh hiệu triệu. Bởi, tạo đồng thuận cao trong xã hội cũng là một giải pháp.
Ngoài ra, Chính phủ nên bổ sung thêm nhóm giải pháp: phong cách và sự gương mẫu của người đứng đầu; kỷ luật, kỷ cương hành chính; bảo đảm nguồn lực cán bộ; giải quyết các khiếu nại tố cáo tồn tại kéo dài nhiều năm; thu hồi từ những địa chỉ cụ thể mà Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra. Có làm được như vậy thì dân mới tin và có sức thuyết phục.
Trong tuần tới, Quốc hội sẽ có phiên thảo luận kinh tế, xã hội trên hội trường.
L.Nhung - T.Chung - P.Loan - Ảnh: A.Dũng