- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay (30/10) rời Hà Nội thăm chính thức Nhật Bản đến 2/11 theo lời mời của Thủ tướng Yoshihiko Noda.
Theo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ có trọng tâm là tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có lịch trình làm việc bận rộn: tiếp kiến Nhà vua Nhật Bản, hội đàm với người đồng nhiệm Yoshihiko Noda, gặp lãnh đạo hai viện Quốc hội Nhật, gặp gỡ các chính đảng lớn, tiếp các tổ chức kinh tế Nhật Bản, Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt….
Ông sẽ cùng các nhà lãnh đạo cấp cao Nhật Bản trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, đầu tư, thương mại, ODA, du lịch, lao động, văn hóa giáo dục…, đồng thời thúc đẩy và đạt được cam kết cụ thể trong việc triển khai các nội dung và dự án hợp tác kinh tế mang tầm chiến lược. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam diễn ra đúng một năm sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (ngày 30 - 31/10/2010).
Trao đổi tiếp xúc cấp cao và các cấp là một cách xác tín của ngoại giao song phương song để duy trì nhịp độ, tần suất trao đổi đều đặn hàng năm như giữa Việt Nam và Nhật Bản là điều hiếm quý.
Chỉ tính riêng trong tháng 10 này, Nhật Bản đã có hai chuyến thăm cấp thứ trưởng (Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp), Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt, cựu Thủ tướng Hatoyama, Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Yamaguchi đã thăm và làm việc tại Việt Nam.
Trong năm nay, Việt Nam cũng cử nhiều đoàn thăm và làm việc tại Nhật Bản như chuyến thăm của Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang hồi đầu tháng 6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự Hội nghị Tương lai châu Á hồi cuối tháng 5.
4 Bộ trưởng Việt Nam đã thăm Nhật Bản: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và mới đây nhất là chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng từ 23 đến 28/10.
2011 là một năm sóng gió với Nhật Bản bởi thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima I, để lại những thiệt hại nặng nề cùng những dư chấn.
Song trong những khó khăn, thử thách đó, quan hệ Việt - Nhật bừng lên những điểm sáng. Phong trào quyên góp ủng hộ Nhật Bản tái thiết đất nước diễn ra khắp Việt Nam.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết ODA dành cho Việt Nam. Tháng 12/2010, Nhật Bản đã đưa ra mức cam kết viện trợ tài khóa 2010 cho Việt Nam là 1,76 tỷ USD, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đối phó biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo….
ODA và dòng vốn đầu tư FDI của Nhật Bản hiện diện trong các dự án cơ sở hạ tầng, kinh tế lớn ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2011, Nhật Bản có 1.572 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 22 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại song phương đạt 14,9 tỷ USD. Hai bên cũng đã chính thức khởi động giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam với 70 hạng mục.
4 dự án chiến lược lớn đang triển khai sẽ được nhắc đến trong cuộc gặp của Thủ tướng với các nhà lãnh đạo Nhật Bản. Đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, sân bay quốc tế Long Thành, hợp tác khai thác đất hiếm.
Từ hợp tác chính trị tin cậy đến đẩy mạnh hợp tác kinh tế chiến lược, Việt Nam và Nhật Bản xây dựng mối quan hệ hợp tác điển hình về thực chất, hiệu quả và phát triển theo chiều sâu.
Linh Thư
Theo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ có trọng tâm là tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có lịch trình làm việc bận rộn: tiếp kiến Nhà vua Nhật Bản, hội đàm với người đồng nhiệm Yoshihiko Noda, gặp lãnh đạo hai viện Quốc hội Nhật, gặp gỡ các chính đảng lớn, tiếp các tổ chức kinh tế Nhật Bản, Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt….
Ông sẽ cùng các nhà lãnh đạo cấp cao Nhật Bản trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, đầu tư, thương mại, ODA, du lịch, lao động, văn hóa giáo dục…, đồng thời thúc đẩy và đạt được cam kết cụ thể trong việc triển khai các nội dung và dự án hợp tác kinh tế mang tầm chiến lược. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có lịch trình làm việc bận rộn. Ảnh:LAD |
Chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam diễn ra đúng một năm sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (ngày 30 - 31/10/2010).
Trao đổi tiếp xúc cấp cao và các cấp là một cách xác tín của ngoại giao song phương song để duy trì nhịp độ, tần suất trao đổi đều đặn hàng năm như giữa Việt Nam và Nhật Bản là điều hiếm quý.
Chỉ tính riêng trong tháng 10 này, Nhật Bản đã có hai chuyến thăm cấp thứ trưởng (Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp), Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt, cựu Thủ tướng Hatoyama, Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Yamaguchi đã thăm và làm việc tại Việt Nam.
Trong năm nay, Việt Nam cũng cử nhiều đoàn thăm và làm việc tại Nhật Bản như chuyến thăm của Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang hồi đầu tháng 6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự Hội nghị Tương lai châu Á hồi cuối tháng 5.
4 Bộ trưởng Việt Nam đã thăm Nhật Bản: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và mới đây nhất là chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng từ 23 đến 28/10.
2011 là một năm sóng gió với Nhật Bản bởi thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima I, để lại những thiệt hại nặng nề cùng những dư chấn.
Song trong những khó khăn, thử thách đó, quan hệ Việt - Nhật bừng lên những điểm sáng. Phong trào quyên góp ủng hộ Nhật Bản tái thiết đất nước diễn ra khắp Việt Nam.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết ODA dành cho Việt Nam. Tháng 12/2010, Nhật Bản đã đưa ra mức cam kết viện trợ tài khóa 2010 cho Việt Nam là 1,76 tỷ USD, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đối phó biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo….
ODA và dòng vốn đầu tư FDI của Nhật Bản hiện diện trong các dự án cơ sở hạ tầng, kinh tế lớn ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2011, Nhật Bản có 1.572 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 22 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại song phương đạt 14,9 tỷ USD. Hai bên cũng đã chính thức khởi động giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam với 70 hạng mục.
4 dự án chiến lược lớn đang triển khai sẽ được nhắc đến trong cuộc gặp của Thủ tướng với các nhà lãnh đạo Nhật Bản. Đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, sân bay quốc tế Long Thành, hợp tác khai thác đất hiếm.
Từ hợp tác chính trị tin cậy đến đẩy mạnh hợp tác kinh tế chiến lược, Việt Nam và Nhật Bản xây dựng mối quan hệ hợp tác điển hình về thực chất, hiệu quả và phát triển theo chiều sâu.
Linh Thư