- Lương bình quân ở Tập đoàn Điện lực (EVN) ở mức "đau lòng" là 7,3 triệu đồng, thế còn lương lãnh đạo ngành này là bao nhiêu, có tương xứng với một doanh nghiệp lỗ nặng hay không?
>> EVN không sòng phẳng
>> "Ông" đau lòng vì
lương, dân đau lòng vì ai?
>> Cáo lỗ nặng, EVN lại đòi tăng giá
điện?
"Ném" bao nhiêu tiền đầu tư ngoài ngành?
Trao đổi với báo chí giờ giải lao phiên họp Quốc hội sáng nay (22/11), ĐB Trần Du Lịch muốn biết thông tin rõ hơn, không chỉ là lương bình quân của ngành điện mà cả lương lãnh đạo của ngành này, đặc biệt là khoảng cách về lương và thu nhập giữa lãnh đạo với người lao động, người sản xuất trực tiếp.
ĐB Trần Du Lịch: Không thể cứ đòi bao cấp hoặc tăng giá điện |
"Đó mới là điều quan trọng để xem lương trong lĩnh vực quản lý lãnh đạo có tương xứng, phù hợp với điều kiện của một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không", ông Lịch nói.
Là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, ông Trần Du Lịch nhấn mạnh một yêu cầu "đã đề đạt nhiều lần với Chính phủ" là tất cả các tập đoàn nhà nước phải công khai minh bạch các hoạt động tài chính, đầu tư để có giám sát, đặc biệt là những ngành đang kêu lỗ như xăng dầu, điện, than…
"Và làm việc này đúng theo tiêu chí của những doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán", ông Lịch nói.
Riêng với EVN, ông Lịch còn một yêu cầu minh bạch rất quan trọng nữa cần được tách biệt một cách rõ ràng là lỗ do đầu tư ngoài ngành: "10 năm nay họ đã ném tiền vào lĩnh vực gì, viễn thông, khách sạn, tài chính, chứng khoán…, ném bao nhiêu, còn lại bao nhiêu để tập trung cho chuyên ngành chính?"
"Ai làm lãnh đạo cũng muốn tăng thu nhập cho nhân viên, nhưng không phải muốn là được", ĐB TP.HCM nhận định. "Nhưng quan trọng nhất để tăng thu nhập là tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất. Đối với ngành điện, muốn tăng thu nhập thì phải giảm được thất thoát trong phân phối điện chứ không thể cứ đòi nhà nước bao cấp hoặc tăng giá bán điện".
Lỗ như thế, lương có xứng đáng?
Bộ trưởng Lao động - Thương binh - Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền thì thấy "thực tế khối doanh nghiệp thu nhập 2 triệu đồng/tháng đã là tạm ổn so với mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức chỉ 830.000 đồng". Vì vậy, nói "hơn 7 triệu đồng không sống được ở thành phố" thì cần phải xem lại.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền |
Bà Chuyền chia sẻ băn khoăn "mức lương như vậy so với tình hình sản xuất kinh doanh lỗ hơn 10.000 tỷ đồng liệu có xứng đáng"
Bà Chuyền cho biết không chỉ với tiền lương của ngành điện mà Bộ Lao động đã tiến hành kiểm tra một số đơn vị về việc trả lương cho người lao động trên cơ sở định mức và thang bảng lương. Bộ đã phát hiện nhiều nơi không chấp hành đúng quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương.
Trong khi đó, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bà Cù Thị Hậu nhận định mức lương 7,3 triệu đồng "dù vẫn là mức mơ ước đối với người lao động nói chung nhưng là bình thường với các ngành công nghệ cao". Nhưng theo bà Hậu, việc EVN báo cáo thua lỗ nhiều như thế vẫn là điều cần xem xét.
Trong buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh và
giá thành sản xuất điện do Bộ Công thương và EVN cuối tuần trước
- một động tác được cho là để mở đường cho việc tăng giá điện
sắp tới, Tổng giám đốc EVN
Phạm Lê Thanh cho hay lương bình quân năm 2009 của cán bộ, nhân
viên toàn tập đoàn để hạch toán vào giá điện là 7,3 triệu
đồng/tháng/người.
Đây là mức tương đối thấp, nếu ở thành thị thì không thể sống được. Tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó - ông Thanh nói. |
Chung Hoàng - Ảnh: Minh Thăng