- Góp ý cho dự thảo Luật công đoàn, ĐBQH Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, tổ chức này vẫn hoạt động hình thức, mờ nhạt, thậm chí có nơi bố trí Chủ tịch công đoàn là nhân viên bình thường ở một phòng ban, không đủ sức nặng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Các ý kiến mà ĐBQH nêu trong phiên thảo luận chiều nay (22/11) đều tập trung mổ xẻ vấn đề làm thế nào để hoạt động công đoàn thực chất hơn, gần gũi với người lao động hơn.
Có nên cho phép người nước ngoài tham gia?
Đại biểu Hồ Thị Thủy phàn nàn, lãnh đạo công đoàn là người làm công ăn lương trong cơ quan, doanh nghiệp. Do đó, thật khó để họ đứng ra bảo vệ quyền lợi người lao động mỗi khi có tranh chấp.
Còn theo đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai), Luật công đoàn cần điều chỉnh theo hướng phải là chỗ dựa cho người lao động. Một trong các biện pháp tốt nhất là tăng cường tham vấn đối thoại với người lao động.
Nhiều ý kiến cũng đặt vấn đề về việc lập tổ chức công đoàn ở những doanh nghiệp quy mô nhỏ, về cách thức hoạt động của tổ chức này, về việc đối tượng nào thì sẽ được đảm bảo quyền lợi.
Gây tranh luận nhiều nhất là về quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của lao động người nước ngoài.
Trong văn bản giải trình của ban soạn thảo, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho hay, đây là vấn đề mới.
Khi đất nước đang mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời kéo theo hàng chục ngàn người là chuyên gia, lao động kỹ thuật và lao động phổ thông đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoặc đang làm việc tại các doanh nghiệp của Việt Nam.
Trong thực tế quan hệ lao động giữa người lao động là người nước ngoài với người sử dụng lao động cũng bắt đầu có những phát sinh mâu thuẫn, nhưng chưa có tổ chức công đoàn để bảo vệ họ. Vì vậy, vấn đề kết nạp người lao động là người nước ngoài vào tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng cần được xem xét.
Tuy nhiên, trong phiên thảo luận, nhiều ý kiến phản đối đề xuất này.
Chẳng hạn, theo đại biểu Phạm Hồng Phong (Hải Dương), vì trong điều kiện quản lý nhà nước về lao động nhập cư ở nước ta còn hạn chế, chưa nên mở rộng đối tượng gia nhập và hoạt động công đoàn tới người lao động nước ngoài để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Đại biểu Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) lo ngại, nếu cho phép người nước ngoài được tham gia công đoàn dễ dẫn đến nguy cơ làm cho tình hình an ninh, chính trị thêm phức tạp.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, nên giao Chính phủ quy định theo từng thời điểm.
4.000 cuộc đình công: công đoàn đều đứng ngoài
Liên quan đến quyền và trách nhiệm của công đoàn với đình công, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về việc công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội nhưng lại tổ chức và lãnh đạo đình công.
Theo đại biểu Châu Thị Thu Nga, quy định này không có gì mới. Vì nếu không giao công đoàn, sẽ không thể giao cho tổ chức nào khác.
Bộ luật Lao động năm 1994 quy định người lao động có quyền đình công và để cuộc đình công hợp pháp thì phải do công đoàn tổ chức và lãnh đạo. Việc quy định quyền này của tổ chức công đoàn là để thống nhất với quy định của luật Lao động.
Tuy nhiên, từ năm 1995 đến nay cả nước đã xảy ra hơn 4.000 cuộc tranh chấp lao động tập thể - đình công và tất cả các cuộc tranh chấp lao động tập thể - đình công đều tự phát và không đúng trình tự quy định của pháp luật.
Như giải thích của ông Đặng Ngọc Tùng, để công đoàn có thể tổ chức và lãnh đạo đình công được thì cũng phải qua rất nhiều thủ tục phức tạp. Thực tế hơn 4.000 cuộc đình công cho thấy tất cả đều chưa qua trình tự, thủ tục bắt buộc đầu tiên là Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện. Do đó, Công đoàn chưa thể tổ chức và lãnh đạo đình công.
Nhưng theo bà Châu Thị Thu Nga, hầu hết cán bộ công đoàn cơ sở là người làm công ăn lương, phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp nên khó có chuyện họ sẽ đứng ra lãnh đạo người lao động đình công. Do đó, ban soạn thảo nên nghiên cứu quy định cụ thể vấn đề này để quyền lợi của người lao động thực sự được bảo đảm.
Dự thảo luật Công đoàn sẽ còn tiếp tục được hoàn thiện, lấy thêm ý kiến trước khi tiếp tục trình Quốc hội vào kỳ họp thứ ba năm tới. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, dự án luật sẽ được xem xét tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách, cùng với các luật về lao động và giáo dục đại học.
Lê Nhung
Các ý kiến mà ĐBQH nêu trong phiên thảo luận chiều nay (22/11) đều tập trung mổ xẻ vấn đề làm thế nào để hoạt động công đoàn thực chất hơn, gần gũi với người lao động hơn.
Có nên cho phép người nước ngoài tham gia?
Đại biểu Hồ Thị Thủy phàn nàn, lãnh đạo công đoàn là người làm công ăn lương trong cơ quan, doanh nghiệp. Do đó, thật khó để họ đứng ra bảo vệ quyền lợi người lao động mỗi khi có tranh chấp.
Còn theo đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai), Luật công đoàn cần điều chỉnh theo hướng phải là chỗ dựa cho người lao động. Một trong các biện pháp tốt nhất là tăng cường tham vấn đối thoại với người lao động.
Chú thích ảnh: Đại biểu Trần Ngọc
Vinh (Hải Phòng): Đề nghị công đoàn tham gia giám sát bữa ăn ca
cho người lao động. Ảnh: Minh Thăng |
Nhiều ý kiến cũng đặt vấn đề về việc lập tổ chức công đoàn ở những doanh nghiệp quy mô nhỏ, về cách thức hoạt động của tổ chức này, về việc đối tượng nào thì sẽ được đảm bảo quyền lợi.
Gây tranh luận nhiều nhất là về quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của lao động người nước ngoài.
Trong văn bản giải trình của ban soạn thảo, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho hay, đây là vấn đề mới.
Khi đất nước đang mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời kéo theo hàng chục ngàn người là chuyên gia, lao động kỹ thuật và lao động phổ thông đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoặc đang làm việc tại các doanh nghiệp của Việt Nam.
Trong thực tế quan hệ lao động giữa người lao động là người nước ngoài với người sử dụng lao động cũng bắt đầu có những phát sinh mâu thuẫn, nhưng chưa có tổ chức công đoàn để bảo vệ họ. Vì vậy, vấn đề kết nạp người lao động là người nước ngoài vào tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng cần được xem xét.
Tuy nhiên, trong phiên thảo luận, nhiều ý kiến phản đối đề xuất này.
Chẳng hạn, theo đại biểu Phạm Hồng Phong (Hải Dương), vì trong điều kiện quản lý nhà nước về lao động nhập cư ở nước ta còn hạn chế, chưa nên mở rộng đối tượng gia nhập và hoạt động công đoàn tới người lao động nước ngoài để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Đại biểu Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) lo ngại, nếu cho phép người nước ngoài được tham gia công đoàn dễ dẫn đến nguy cơ làm cho tình hình an ninh, chính trị thêm phức tạp.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, nên giao Chính phủ quy định theo từng thời điểm.
4.000 cuộc đình công: công đoàn đều đứng ngoài
Liên quan đến quyền và trách nhiệm của công đoàn với đình công, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về việc công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội nhưng lại tổ chức và lãnh đạo đình công.
Theo đại biểu Châu Thị Thu Nga, quy định này không có gì mới. Vì nếu không giao công đoàn, sẽ không thể giao cho tổ chức nào khác.
Bộ luật Lao động năm 1994 quy định người lao động có quyền đình công và để cuộc đình công hợp pháp thì phải do công đoàn tổ chức và lãnh đạo. Việc quy định quyền này của tổ chức công đoàn là để thống nhất với quy định của luật Lao động.
Tuy nhiên, từ năm 1995 đến nay cả nước đã xảy ra hơn 4.000 cuộc tranh chấp lao động tập thể - đình công và tất cả các cuộc tranh chấp lao động tập thể - đình công đều tự phát và không đúng trình tự quy định của pháp luật.
Như giải thích của ông Đặng Ngọc Tùng, để công đoàn có thể tổ chức và lãnh đạo đình công được thì cũng phải qua rất nhiều thủ tục phức tạp. Thực tế hơn 4.000 cuộc đình công cho thấy tất cả đều chưa qua trình tự, thủ tục bắt buộc đầu tiên là Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện. Do đó, Công đoàn chưa thể tổ chức và lãnh đạo đình công.
Nhưng theo bà Châu Thị Thu Nga, hầu hết cán bộ công đoàn cơ sở là người làm công ăn lương, phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp nên khó có chuyện họ sẽ đứng ra lãnh đạo người lao động đình công. Do đó, ban soạn thảo nên nghiên cứu quy định cụ thể vấn đề này để quyền lợi của người lao động thực sự được bảo đảm.
Dự thảo luật Công đoàn sẽ còn tiếp tục được hoàn thiện, lấy thêm ý kiến trước khi tiếp tục trình Quốc hội vào kỳ họp thứ ba năm tới. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, dự án luật sẽ được xem xét tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách, cùng với các luật về lao động và giáo dục đại học.
Lê Nhung