Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, ủy viên Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp của Chính phủ ví công tác tổng kết thi hành Hiến pháp ở các bộ, ngành, địa phương ở giai đoạn nước rút hiện nay như "vừa chạy vừa xếp hàng".

Tại cuộc họp báo sáng 23/11, ông Liên nói, sức ép thời gian là vấn đề lớn song bắt buộc phải làm bài bản công tác tổng kết thi hành Hiến pháp của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt báo cáo tổng kết của riêng Chính phủ cũng đang đứng trước giai đoạn nước rút.

"Chúng ta phải làm bài bản tổng kết vì không tổng kết không thấy được vấn đề bức xúc, bất cập, nhận thức nhu cầu xã hội so với các quy định trong Hiến pháp 1992. Đâu là cái phù hợp, cái gì còn bất cập. Nhưng đồng thời dừng ở tổng kết không chưa đủ, mà trên cơ sở đó đề xuất những hướng thảo luận dần".

Theo Bộ Tư pháp, hiện đã có 53 địa phương, hơn 20 bộ, ngành gửi báo cáo tổng kết.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên: Hiến pháp là ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Một trong khâu "kỹ thuật" là xử lý các kiến nghị, đề xuất trong báo cáo tổng kết. Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho hay đây là một trong những phần mà Ban chỉ đạo "mong đợi" nhất bên cạnh những đánh giá, phân tích những điểm ưu cũng như bất cập của các quy định trong Hiến pháp soi vào thực tiễn.

Trao đổi với báo chí, ông Liên cũng cho hay một trong những bước sau quy trình tổng kết, lên khung sửa đổi Hiến pháp là tổ chức rộng rãi các kênh cho nhân dân đóng góp ý kiến trực tiếp cho sửa đổi Hiến pháp - đạo luật gốc của quốc gia.

"Đây là quy định bắt buộc. Sau khi phát tổng kết, sẽ hình thành dự thảo mức độ, những vấn đề sửa đổi Hiến pháp, rồi đưa vào quy trình chính thức lấy ý kiến nhân dân. Hiến pháp là ý chí, nguyện vọng của xã hội, của nhân dân, thực sự là đơn đặt hàng của dân đối với Nhà nước. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện đơn đặt hàng đối với xã hội...".

Riêng Bộ Tư pháp hiện đã chính thức khai trương chuyên trang thông tin tổng kết thi hành và nghiên cứu bổ sung sửa đổi Hiến pháp 1992 trên trang web của Bộ.

Linh Thư

Tổng kết Hiến pháp: Tránh hình thức, hời hợt
Tổng kết thi hành Hiến pháp được quán triệt triển khai khẩn trương nhưng bảo đảm chất lượng, tránh hình thức, hời hợt, với sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
 
Chủ tịch nước: Sửa Hiến pháp là ưu tiên số một
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp TƯ, những việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là ưu tiên số một.
 
Sửa Hiến pháp: Giải mã 'quyền lực nhà nước thuộc về dân'
Thảo luận về việc triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp và lập UB dự thảo sửa đổi, các ĐBQH đề nghị làm rõ tư tưởng "quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân".
 
Hiến pháp và Điều lệ Đảng, mấy điều suy nghĩ
Điều 4 Hiến pháp khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Điều lệ Đảng viết: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền". Lãnh đạo và cầm quyền không phải là những khái niệm tương đương.
 
"Thời điểm chín muồi sửa Hiến pháp"
Theo Bộ trưởng Tư pháp, đã đến thời điểm chín muồi để sửa Hiến pháp. Việc sửa đổi phải đảm bảo tuổi thọ Hiến pháp dài hơn, thay vì vài năm lại sửa một lần.