Theo xếp hạng chỉ số tham nhũng vừa được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố, Italy xếp thứ 69, Hy Lạp thứ 80 trong danh sách 182 quốc gia.
Hy Lạp và Italy là hai quốc gia "ghi điểm tồi" trong danh sách xếp hạng chỉ số tham nhũng. Australia ít tham nhũng nhất trong nhóm G20 còn New Zealand là nước đứng đầu danh sách toàn cầu trong một năm xảy ra những cuộc biểu tình phản đối chính phủ ở khắp châu Âu và Trung Đông.
TI có trụ sở ở Berlin cho hay, khủng hoảng kinh tế xảy ra ở khu vực đồng euro một phần vì sự thất bại của cơ quan công quyền trong việc đối phó với nạn hối lộ và trốn thuế.
Trong thang điểm từ 0 (mức tham nhũng lớn nhất) tới 10 (ít tham nhũng nhất), Italy có 3,9 điểm còn Hy Lạp là 3,4 điểm, xếp thứ 69 và 80 trong danh sách 182 quốc gia. Có 2/3 các nước trong xếp hạng điểm dưới 5.
New Zealand không thuộc G20 có 9,5 điểm so với 9,3 điểm năm ngoái. Australia được 8,8 điểm so với 8,7 điểm cùng kỳ năm trước. Năm ngoái, xếp đầu bảng có Đan Mạch, Singapore, thì năm nay hai quốc gia này đứng thứ 2 và 5.
Australia dù lên điểm nhưng vẫn duy trì vị trí thứ 8 cùng với Thuỵ Sĩ. Robin Hodess, giám đốc nghiên cứu của TI cho hay, khủng hoảng ở khu vực đồng euro “phản ánh sự quản lý tài chính nghèo nàn, thiếu minh bạch và quản lý công quỹ yếu kém”. Bà nhấn mạnh: "Có sự liên quan chặt chẽ giữa hiệu suất kém trong nhận thức về tham nhũng và những vấn đề rộng lớn hơn xung quanh quản lý kinh tế”.
Khi tham nhũng lan rộng, “mọi người cảm thấy khó khăn ở mọi cấp”, bà nói, đồng thời kêu gọi Rome và Athens cần “làm nhiều hơn nữa” trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Trong danh sách toàn cầu, Somalia và Triều Tiên đứng cuối bảng với điểm số 1. Iraq lên vài vị trí nhưng vẫn ở thứ hạng thấp - 175, Afghanistan vẫn đứng thứ 180 cho dù đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn hối lộ cũng như tham nhũng. Libya ở thứ 168.
Phần lớn các nước Mùa xuân Ảrập đều đứng ở nửa dưới chỉ số, với điểm số dưới 4. TI cho hay, họ đã cảnh báo trước khi phong trào nổi dậy diễn ra ở khu vực này rằng “gia đình trị, hối lộ và bảo trợ đã ăn sâu bám rễ vào cuộc sống hàng ngày tới nỗi luật lệ chống tham nhũng hiện hành không phát huy được tác dụng”.
"Năm nay, chúng ta thấy trên các biển hiệu biểu tình là phản đối tham nhũng cho dù người tham gia giàu hay nghèo”, Huguette Labelle, phụ trách TI nói. "Dù là một châu Âu đang chìm trong khủng hoảng nợ hay một thế giới Ảrập bắt đầu kỷ nguyên chính trị mới, thì các nhà lãnh đạo đều cần phải đáp ứng nhu cầu về một chính phủ tốt hơn”, bà nhấn mạnh.
Pháp và Đức - nơi rất nhiều người hướng đến trong việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở châu Âu - đứng thứ 25 và 14.
Trung Quốc đứng thứ 75 trên thế giới với điểm số 3,6 trong khi Nhật Bản đứng thứ 14 với điểm 8. Việt Nam đứng thứ 112 với 2,9 điểm, cao hơn năm ngoái (2,7 điểm). Nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ, đứng thứ 24 khi đạt 7,1 điểm.
Cuộc thăm dò sử dụng dữ liệu từ 17 khảo sát về các nhân tố như thực thi luật chống tham nhũng, tiếp cận thông tin và các xung đột lợi ích, theo TI. "Tham nhũng tiếp tục lan tràn ở quá nhiều nước trên thế giới”, tổ chức này kết luận.
Liên quan cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, các ngân hàng lớn nhất thế giới hôm qua đã tuyên bố kế hoạch phối hợp nhằm đảm bảo cuộc khủng hoảng này sẽ không làm tê liệt các thị trường toàn cầu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu, các ngân hàng trung ương của Canada, Anh, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ sẽ cùng làm việc để đảm bảo rằng, lãi suất tăng vọt của trái phiếu Italy không làm sụp đổ các ngân hàng khu vực đồng euro hoặc buộc nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực lâm vào tình trạng vỡ nợ.
Tin tức về kế hoạch phối hợp của các ngân hàng lớn đưa ra sau tuyên bố của Cao ủy EU phụ trách kinh tế và tiền tệ rằng, khu vực đồng euro “giờ đây đang tiến vào giai đoạn quyết định của 10 ngày hoàn thành và kết thúc phản ứng khủng hoảng”.
Ngay sau tuyên bố can thiệp của ngân hàng, thị trường chứng khoán châu Âu đã tăng điểm với chỉ số DAX của Đức tăng hơn 4%.
Thái An (theo theaustralian, nasdaq)
Hy Lạp và Italy là hai quốc gia "ghi điểm tồi" trong danh sách xếp hạng chỉ số tham nhũng. Australia ít tham nhũng nhất trong nhóm G20 còn New Zealand là nước đứng đầu danh sách toàn cầu trong một năm xảy ra những cuộc biểu tình phản đối chính phủ ở khắp châu Âu và Trung Đông.
TI có trụ sở ở Berlin cho hay, khủng hoảng kinh tế xảy ra ở khu vực đồng euro một phần vì sự thất bại của cơ quan công quyền trong việc đối phó với nạn hối lộ và trốn thuế.
Trong thang điểm từ 0 (mức tham nhũng lớn nhất) tới 10 (ít tham nhũng nhất), Italy có 3,9 điểm còn Hy Lạp là 3,4 điểm, xếp thứ 69 và 80 trong danh sách 182 quốc gia. Có 2/3 các nước trong xếp hạng điểm dưới 5.
Ảnh minh họa: Worldbank |
New Zealand không thuộc G20 có 9,5 điểm so với 9,3 điểm năm ngoái. Australia được 8,8 điểm so với 8,7 điểm cùng kỳ năm trước. Năm ngoái, xếp đầu bảng có Đan Mạch, Singapore, thì năm nay hai quốc gia này đứng thứ 2 và 5.
Australia dù lên điểm nhưng vẫn duy trì vị trí thứ 8 cùng với Thuỵ Sĩ. Robin Hodess, giám đốc nghiên cứu của TI cho hay, khủng hoảng ở khu vực đồng euro “phản ánh sự quản lý tài chính nghèo nàn, thiếu minh bạch và quản lý công quỹ yếu kém”. Bà nhấn mạnh: "Có sự liên quan chặt chẽ giữa hiệu suất kém trong nhận thức về tham nhũng và những vấn đề rộng lớn hơn xung quanh quản lý kinh tế”.
Khi tham nhũng lan rộng, “mọi người cảm thấy khó khăn ở mọi cấp”, bà nói, đồng thời kêu gọi Rome và Athens cần “làm nhiều hơn nữa” trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Trong danh sách toàn cầu, Somalia và Triều Tiên đứng cuối bảng với điểm số 1. Iraq lên vài vị trí nhưng vẫn ở thứ hạng thấp - 175, Afghanistan vẫn đứng thứ 180 cho dù đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn hối lộ cũng như tham nhũng. Libya ở thứ 168.
Phần lớn các nước Mùa xuân Ảrập đều đứng ở nửa dưới chỉ số, với điểm số dưới 4. TI cho hay, họ đã cảnh báo trước khi phong trào nổi dậy diễn ra ở khu vực này rằng “gia đình trị, hối lộ và bảo trợ đã ăn sâu bám rễ vào cuộc sống hàng ngày tới nỗi luật lệ chống tham nhũng hiện hành không phát huy được tác dụng”.
"Năm nay, chúng ta thấy trên các biển hiệu biểu tình là phản đối tham nhũng cho dù người tham gia giàu hay nghèo”, Huguette Labelle, phụ trách TI nói. "Dù là một châu Âu đang chìm trong khủng hoảng nợ hay một thế giới Ảrập bắt đầu kỷ nguyên chính trị mới, thì các nhà lãnh đạo đều cần phải đáp ứng nhu cầu về một chính phủ tốt hơn”, bà nhấn mạnh.
Pháp và Đức - nơi rất nhiều người hướng đến trong việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở châu Âu - đứng thứ 25 và 14.
Trung Quốc đứng thứ 75 trên thế giới với điểm số 3,6 trong khi Nhật Bản đứng thứ 14 với điểm 8. Việt Nam đứng thứ 112 với 2,9 điểm, cao hơn năm ngoái (2,7 điểm). Nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ, đứng thứ 24 khi đạt 7,1 điểm.
Cuộc thăm dò sử dụng dữ liệu từ 17 khảo sát về các nhân tố như thực thi luật chống tham nhũng, tiếp cận thông tin và các xung đột lợi ích, theo TI. "Tham nhũng tiếp tục lan tràn ở quá nhiều nước trên thế giới”, tổ chức này kết luận.
Liên quan cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, các ngân hàng lớn nhất thế giới hôm qua đã tuyên bố kế hoạch phối hợp nhằm đảm bảo cuộc khủng hoảng này sẽ không làm tê liệt các thị trường toàn cầu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu, các ngân hàng trung ương của Canada, Anh, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ sẽ cùng làm việc để đảm bảo rằng, lãi suất tăng vọt của trái phiếu Italy không làm sụp đổ các ngân hàng khu vực đồng euro hoặc buộc nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực lâm vào tình trạng vỡ nợ.
Tin tức về kế hoạch phối hợp của các ngân hàng lớn đưa ra sau tuyên bố của Cao ủy EU phụ trách kinh tế và tiền tệ rằng, khu vực đồng euro “giờ đây đang tiến vào giai đoạn quyết định của 10 ngày hoàn thành và kết thúc phản ứng khủng hoảng”.
Ngay sau tuyên bố can thiệp của ngân hàng, thị trường chứng khoán châu Âu đã tăng điểm với chỉ số DAX của Đức tăng hơn 4%.
Thái An (theo theaustralian, nasdaq)