Triều Tiên tuyên bố sẽ bắt đầu một kỷ nguyên thịnh vượng trong năm 2012 bằng việc giải quyết thiếu lương thực và năng lượng, đồng thời kêu gọi người dân thành “những lá chắn sống” bảo vệ Kim Jong-un “cho đến chết”
“Toàn
thể đảng, quân đội và người dân nên có một niềm tin vững chắc rằng, họ
sẽ trở thành bức tường vững chắc, những khiên chắn sống trong việc bảo
vệ Kim Jong-un”,Sự ra đi của Chủ tịch Kim Jong-il sau 17 năm cầm quyền đã đặt Triều Tiên vào tay người con trai út, một nhân vật kín tiếng và được cho là chưa tới tuổi 30. Hôm 31/12, Bộ Chính trị Triều Tiên đã chính thức bổ nhiệm Kim Jong-un trở thành tư lệnh tối cao của quân đội có 1,2 triệu người.
|
Người Triều Tiên tưởng nhớ cố Chủ tịch Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng vào ngày đầu năm mới 2012.
Ảnh: KCNA/Reuters |
Năm mới sẽ sản sinh “trái ngọt rực rỡ và mở ra sự thịnh vượng”, KCNA cho biết. “Lương thực là vấn đề thách thức trong nỗ lực xây dựng một quốc gia thịnh vượng”, tuy nhiên, hãng thông tấn này không đề cập tới việc Triều Tiên sẽ tăng sản lượng nông nghiệp thế nào.
Kim Jong-un cần “tự chứng tỏ mình trong việc thiết lập chế độ mới - và các biện pháp kinh tế sẽ là cách thức hiệu quả nhất để làm việc đó”, Yang Moo Jin, giáo sư nghiên cứu chính trị Triều Tiên tại một trường đại học ở Seoul nói.
Kim Jong-un thừa hưởng dự án của người cha trong việc tạo ra một “quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng” vào 2012, cũng là lúc kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh nhà sáng lập Kim Nhật Thành, Triều Tiên công bố trong thông điệp năm mới. Nước này sẽ đánh dấu năm lịch sử bằng cách xây thêm nhiều nhà máy điện và chuyển dịch “nền kinh tế quốc gia theo hướng công nghệ cao”.
Triều Tiên cần có một “quyết định bước ngoặt để đưa đất nước trở thành người khổng lồ về kinh tế và cải thiện mức sống của người dân”, Ban chấp hành trung ương đảng Lao động cầm quyền và Quân ủy trung ương Triều Tiên ra tuyên bố chung hôm 31/12. Các ngành công nghiệp điện lực, than đá và kim loại cần phải phát triển, thương mại nước ngoài cần mở rộng và Bình Nhưỡng sẽ trở thành thành phố đẳng cấp thế giới.
Theo giáo sư Yang, việc bổ nhiệm Kim trẻ vào vị trí lãnh đạo quân đội là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên vẫn có xu hướng theo đuổi chính sách “quân sự trước nhất”, nghĩa là ưu tiên trong phân bổ nguồn lực và công việc nhà nước cho quân đội.
Trước đó, ngay sau khi kết thúc lễ tang của ông Kim Jong-il, Triều Tiên đã cảnh báo không có thay đổi gì trong quan hệ liên Triều chừng nào ông Lee Myung Bak còn là Tổng thống Hàn Quốc.
Cả ông Lee và Kim Jong-un đều đang đối mặt với phép thử khả năng lãnh đạo, có thể định hình thái độ của họ về quan hệ phía trước. Sự tín nhiệm dành cho ông Lee và đảng cầm quyền của ông đã sụt giảm trong các cuộc thăm dò trước bầu cử năm nay. Trong bài phát biểu ngày mai, ông Lee sẽ tập trung vào tâm điểm quan hệ hai miền, lạm phát và thất nghiệp (theo một người phát ngôn phủ tổng thống). Ở thông điệp chào năm mới, Tổng thống Lee cho biết, trọng tâm năm 2012 của ông sẽ là kiềm chế lạm phát, tạo việc làm và bảo vệ đất nước, hãng Yonhap đưa tin.
Ông Lee sẽ tận dụng quá trình chuyển giao ở Bình Nhưỡng và tuyên bố quan điểm hoà giải hơn, Kim Young Yoon của Viện Thống nhất Quốc gia ở Seoul bình luận. Phe đối lập đã đổ lỗi cho ông vì những căng thẳng leo thang. Họ nói sự cứng rắn của ông đã kích động cách hành xử thù địch khiến 50 người Hàn Quốc thiệt mạng trong năm 2010.
Trong cuộc thăm dò với 3.750 người Hàn Quốc từ ngày 19-23/12, tỉ lệ tín nhiệm của ông Lee chỉ còn 26,9%. “Tâm lý ở Hàn Quốc hiện nay là tận dụng sự thay đổi lãnh đạo ở Triều Tiên và cải thiện quan hệ hai miền”, ông Kim nói. “Cách tốt nhất để làm điều đó là kêu gọi các cuộc gặp cấp cao nhằm nối lại hội đàm sáu bên”. Ông Kim đề cập tới cuộc đàm phán để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, đàm phán với sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Mỹ, Nhật, Nga và Trung Quốc.
Thái An (theo Bloomberg, AP)
Kim Jong-un cần “tự chứng tỏ mình trong việc thiết lập chế độ mới - và các biện pháp kinh tế sẽ là cách thức hiệu quả nhất để làm việc đó”, Yang Moo Jin, giáo sư nghiên cứu chính trị Triều Tiên tại một trường đại học ở Seoul nói.
Kim Jong-un thừa hưởng dự án của người cha trong việc tạo ra một “quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng” vào 2012, cũng là lúc kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh nhà sáng lập Kim Nhật Thành, Triều Tiên công bố trong thông điệp năm mới. Nước này sẽ đánh dấu năm lịch sử bằng cách xây thêm nhiều nhà máy điện và chuyển dịch “nền kinh tế quốc gia theo hướng công nghệ cao”.
Triều Tiên cần có một “quyết định bước ngoặt để đưa đất nước trở thành người khổng lồ về kinh tế và cải thiện mức sống của người dân”, Ban chấp hành trung ương đảng Lao động cầm quyền và Quân ủy trung ương Triều Tiên ra tuyên bố chung hôm 31/12. Các ngành công nghiệp điện lực, than đá và kim loại cần phải phát triển, thương mại nước ngoài cần mở rộng và Bình Nhưỡng sẽ trở thành thành phố đẳng cấp thế giới.
Theo giáo sư Yang, việc bổ nhiệm Kim trẻ vào vị trí lãnh đạo quân đội là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên vẫn có xu hướng theo đuổi chính sách “quân sự trước nhất”, nghĩa là ưu tiên trong phân bổ nguồn lực và công việc nhà nước cho quân đội.
Trước đó, ngay sau khi kết thúc lễ tang của ông Kim Jong-il, Triều Tiên đã cảnh báo không có thay đổi gì trong quan hệ liên Triều chừng nào ông Lee Myung Bak còn là Tổng thống Hàn Quốc.
Cả ông Lee và Kim Jong-un đều đang đối mặt với phép thử khả năng lãnh đạo, có thể định hình thái độ của họ về quan hệ phía trước. Sự tín nhiệm dành cho ông Lee và đảng cầm quyền của ông đã sụt giảm trong các cuộc thăm dò trước bầu cử năm nay. Trong bài phát biểu ngày mai, ông Lee sẽ tập trung vào tâm điểm quan hệ hai miền, lạm phát và thất nghiệp (theo một người phát ngôn phủ tổng thống). Ở thông điệp chào năm mới, Tổng thống Lee cho biết, trọng tâm năm 2012 của ông sẽ là kiềm chế lạm phát, tạo việc làm và bảo vệ đất nước, hãng Yonhap đưa tin.
Ông Lee sẽ tận dụng quá trình chuyển giao ở Bình Nhưỡng và tuyên bố quan điểm hoà giải hơn, Kim Young Yoon của Viện Thống nhất Quốc gia ở Seoul bình luận. Phe đối lập đã đổ lỗi cho ông vì những căng thẳng leo thang. Họ nói sự cứng rắn của ông đã kích động cách hành xử thù địch khiến 50 người Hàn Quốc thiệt mạng trong năm 2010.
Trong cuộc thăm dò với 3.750 người Hàn Quốc từ ngày 19-23/12, tỉ lệ tín nhiệm của ông Lee chỉ còn 26,9%. “Tâm lý ở Hàn Quốc hiện nay là tận dụng sự thay đổi lãnh đạo ở Triều Tiên và cải thiện quan hệ hai miền”, ông Kim nói. “Cách tốt nhất để làm điều đó là kêu gọi các cuộc gặp cấp cao nhằm nối lại hội đàm sáu bên”. Ông Kim đề cập tới cuộc đàm phán để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, đàm phán với sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Mỹ, Nhật, Nga và Trung Quốc.
Thái An (theo Bloomberg, AP)