Báo cáo của công ty truyền thông quốc tế Media Tenor năm 2011 về “Hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền hình quốc tế” cho thấy Việt Nam còn phải nỗ lực nhiều để được xuất hiện trên truyền thông thế giới.
“Mức độ xuất hiện còn rất thấp nhưng hình ảnh về Việt Nam tương đối cân bằng”. Đó là kết luận đầu tiên của Media Tenor trên cơ sở phân tích gần 58.000 bản tin quốc tế trong 21 đài truyền hình quốc tế hàng đầu ở Mỹ (ABC, CBS, Fox, NBC, CNN), Anh (BBC, ITV), Pháp (TF1), Đức (ARD, RTL, ZDF), Tây Ban Nha (TVE1), Thụy Sỹ (SF), Ý (RAI 1) và Trung Quốc (CCTV).
Trong nửa năm 2011, Việt Nam chỉ xuất hiện 44 lần, trong đó xuất hiện trên BBC 10 lần và trên CCTV 12 lần.
Ngoại giao áp đảo, kinh doanh còn yếu
Media Tenor khẳng định lý thuyết gần gũi về địa lý và chủng tộc đã không được thể hiện rõ ràng khi CCTV của Trung Quốc đưa tin về Việt Nam chỉ ngang bằng với BBC của Anh. Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng trên các bản tin truyền hình của Pháp và Ý.
Thái độ nhìn nhận về Việt Nam trên CCTV của Trung Quốc theo số liệu của Media Tenor tương đối cân bằng giữa tích cực và tiêu cực, trong khi đó, nhìn nhận về Việt Nam trên các kênh truyền hình Mỹ như NBC lại tích cực phần nhiều, chiếm tới gần 80%.
Số liệu của Media Tenor cũng cho thấy Việt Nam không xuất hiện liên tục trên các kênh truyền hình thế giới. Tháng 3, tháng 7 và tháng 8, hoàn toàn không có tin tức về Việt Nam. “Các bản tin về Việt Nam đều được định hình theo quan điểm riêng của các đài truyền hình nước ngoài, Việt Nam chưa có động thái để truyền thông cho những thông điệp và câu chuyện của họ”, Media Tenor cho hay.
Điểm nhấn là hình ảnh của Việt Nam ở trong nước và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế được đánh giá tích cực. Đặc biệt, đối ngoại chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số các chủ đề với 32,4%. Lĩnh vực kinh doanh chỉ chiếm 6%. Các tin tức liên quan tai nạn chiếm 27% và chiếm phần lớn các tin tức tiêu cực về Việt Nam.
Lịch sử vẫn được các kênh truyền hình lớn trên thế giới nhắc tới khi đề cập vấn đề Việt Nam, cuộc chiến Việt Nam vẫn là một chủ đề phổ biến.
“Các nhà báo đã có cái nhìn tích cực hơn về Việt Nam khi thông tin về những bước phát triển trong nước. Tuy nhiên, sự xuất hiện tổng thể trên truyền thông thế giới của Việt Nam còn quá thấp khiến cho hình ảnh đất nước dễ bị ảnh hưởng nếu xảy ra bất cứ vụ tiêu cực nào”, báo cáo của Media Tenor kết luận.
Khánh Duy
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn