Chiến sĩ Trường Sa da sạm màu nắng gió và luôn vững vàng, sắt đá niềm tin giữ đảo. Trong đại gia đình bộ đội Trường Sa ấy, có những quân nhân tuổi Rồng với không ít trải nghiệm dữ dội và bay bổng như... rồng!
Cán bộ tuổi Rồng có “thâm niên” lâu nhất trên quần đảo Trường Sa hiện còn tại ngũ là Thượng tá Nguyễn Viết Thuận, Phó lữ đoàn trưởng Quân sự Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) - Phó chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa. Anh sinh năm 1964, ra Trường Sa năm 1989, khi vừa tròn 25 tuổi. Cái Tết đầu tiên đón Xuân trên đảo là một kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời quân ngũ.
Anh kể: “Đêm giao thừa năm ấy, cán bộ, chiến sĩ trên đảo Cô Lin quây quần bên ngọn đèn dầu. Anh em thi nhau hát cho vợi bớt nỗi nhớ nhà. Tiệc đón Xuân cũng có mứt Tết, bánh chưng xanh, thịt lợn, dưa hành, mắm muối... Hồi đó, ti vi chưa có, cái đài bán dẫn ọt à, ọt ẹt, nghe câu được, câu chăng. Thời khắc trời đất giao hòa, chuyển sang năm mới, chúng tôi lắng nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước mà lòng trào dâng cảm xúc. Cánh lính trẻ mắt đỏ hoe. Tôi cũng nhớ bố mẹ già, nhớ quê hương da diết, nhưng cố nén lòng mình để động viên anh em. Sáng mồng một Tết, đơn vị tổ chức cho bộ đội thi vẽ chân dung Bác Hồ, vẽ cột mốc chủ quyền và phong cảnh quê hương. Cuộc thi chủ yếu không phải tranh thứ hạng cao thấp, đây là dịp để cán bộ, chiến sĩ thể hiện tình cảm thiêng liêng của mình”.
Chàng sĩ quan 47 tuổi đời nhưng đã có ngót nghét 30 năm tuổi quân, trong đó có 22 năm gắn bó với Trường Sa. Gian khó quân trường và sóng gió Trường Sa dường như đã tôi luyện nên một sĩ quan chỉ huy “già trước tuổi”, nhưng kỷ niệm về Trường Sa trong anh thì trẻ mãi…
Trung úy Nguyễn Văn Thiện, nhân viên cơ yếu đảo Song Tử Tây cũng tuổi Rồng. Thiện sinh tháng 9/1976, nhập ngũ tháng 3/1995, ra đảo tháng 4/2010. Thiện tâm sự: “Gia đình em ở Thủy Nguyên (Hải Phòng). Ngày lên tàu ra đảo, con trai đầu lòng Nguyễn Sơn Tùng vừa tròn 6 tháng tuổi. Đêm Giao thừa năm ấy, gọi điện về quê nghe tiếng con khóc, tiếng vợ ru ầu ơ… em thương vô cùng. Nhưng càng thương càng nhủ lòng mình phải vững vàng hơn”.
Đảo Trường Sa Lớn có một “tân binh” tuổi Rồng, đó là Đại úy, bác sĩ Vũ Đăng Quyền. Sở dĩ nói vậy vì Quyền mới ra đảo từ hồi tháng 1-2011. Chia tay người vợ trẻ và cậu con trai bé bỏng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quyền ra đảo giữ chức bác sĩ điều trị. Trường Sa Lớn còn có hai quân nhân tuổi Rồng là Thiếu tá Vũ Văn Thanh, trợ lý Phòng không và Thượng úy Nguyễn Văn Diệu, trợ lý Quân khí đều sinh năm 1976...
Mùa xuân này, Trường Sa còn có những người lính công binh Hải quân tuổi Rồng ở lại đón Tết trên đảo. Thiếu tá Nguyễn Đức Bản, Chính trị viên khung xây dựng, Trung đoàn Công binh 83 Hải quân, sinh năm 1964, là người đã có hơn 20 chuyến “vượt biển”. Ra đảo nhiều lần nên chỉ cần nhìn con nước cũng có thể nhận biết được khí hậu, thời tiết. Vợ con anh ở vùng chiêm trũng Thái Thụy (Thái Bình). Anh đi biền biệt, gánh nặng gia đình dồn hết lên vai vợ, cô thôn nữ Nguyễn Thị Yến. Quanh năm tất tả với ruộng đồng, thu nhập thấp, tiền lương ít ỏi anh gửi về, chị tằn tiện nuôi cô con gái đang học đại học và cậu con trai học lớp 6 trường làng. Ngôi nhà nhỏ qua mấy trận mưa bão đã xuống cấp, vậy mà vợ chồng anh chưa có điều kiện tu sửa.
Còn có một thế hệ “8X” tuổi Rồng nữa, như Trung úy Ngô Tiến Phúc. Anh sinh năm 1988, quê xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), mới tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị (nay là Đại học Chính trị). Vừa chân ướt chân ráo về nhận nhiệm vụ ở Trung đoàn Công binh 83 Hải quân là Phúc đã tình nguyện ra Trường Sa. Kế hoạch đã thống nhất với người yêu Nguyễn Thị Thùy Trang (sinh viên Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) Tết này sẽ về “trình diện” nhà gái đành gác lại.
Đó mới chỉ là những người mà tôi may mắn được gặp, được biết. Chẳng hiểu có phải cái duyên Rồng thường gắn với nước, với biển không mà sao ở Trường Sa nhiều người tuổi Rồng đến vậy. Thật thân thương và tin cậy: Rồng Trường Sa!
Theo Quân đội nhân dân
Cán bộ tuổi Rồng có “thâm niên” lâu nhất trên quần đảo Trường Sa hiện còn tại ngũ là Thượng tá Nguyễn Viết Thuận, Phó lữ đoàn trưởng Quân sự Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) - Phó chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa. Anh sinh năm 1964, ra Trường Sa năm 1989, khi vừa tròn 25 tuổi. Cái Tết đầu tiên đón Xuân trên đảo là một kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời quân ngũ.
Ba quân nhân tuổi Rồng trên đảo Trường Sa Lớn. Từ trái sang: Phạm Như Sơn, Ngô Tiến Phúc, Trần Hữu Kiên, đều là cán bộ Đại đội 7, Tiểu đoàn 887, Trung đoàn Công binh 83 Hải quân |
Anh kể: “Đêm giao thừa năm ấy, cán bộ, chiến sĩ trên đảo Cô Lin quây quần bên ngọn đèn dầu. Anh em thi nhau hát cho vợi bớt nỗi nhớ nhà. Tiệc đón Xuân cũng có mứt Tết, bánh chưng xanh, thịt lợn, dưa hành, mắm muối... Hồi đó, ti vi chưa có, cái đài bán dẫn ọt à, ọt ẹt, nghe câu được, câu chăng. Thời khắc trời đất giao hòa, chuyển sang năm mới, chúng tôi lắng nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước mà lòng trào dâng cảm xúc. Cánh lính trẻ mắt đỏ hoe. Tôi cũng nhớ bố mẹ già, nhớ quê hương da diết, nhưng cố nén lòng mình để động viên anh em. Sáng mồng một Tết, đơn vị tổ chức cho bộ đội thi vẽ chân dung Bác Hồ, vẽ cột mốc chủ quyền và phong cảnh quê hương. Cuộc thi chủ yếu không phải tranh thứ hạng cao thấp, đây là dịp để cán bộ, chiến sĩ thể hiện tình cảm thiêng liêng của mình”.
Chàng sĩ quan 47 tuổi đời nhưng đã có ngót nghét 30 năm tuổi quân, trong đó có 22 năm gắn bó với Trường Sa. Gian khó quân trường và sóng gió Trường Sa dường như đã tôi luyện nên một sĩ quan chỉ huy “già trước tuổi”, nhưng kỷ niệm về Trường Sa trong anh thì trẻ mãi…
Trung úy Nguyễn Văn Thiện, nhân viên cơ yếu đảo Song Tử Tây cũng tuổi Rồng. Thiện sinh tháng 9/1976, nhập ngũ tháng 3/1995, ra đảo tháng 4/2010. Thiện tâm sự: “Gia đình em ở Thủy Nguyên (Hải Phòng). Ngày lên tàu ra đảo, con trai đầu lòng Nguyễn Sơn Tùng vừa tròn 6 tháng tuổi. Đêm Giao thừa năm ấy, gọi điện về quê nghe tiếng con khóc, tiếng vợ ru ầu ơ… em thương vô cùng. Nhưng càng thương càng nhủ lòng mình phải vững vàng hơn”.
Đảo Trường Sa Lớn có một “tân binh” tuổi Rồng, đó là Đại úy, bác sĩ Vũ Đăng Quyền. Sở dĩ nói vậy vì Quyền mới ra đảo từ hồi tháng 1-2011. Chia tay người vợ trẻ và cậu con trai bé bỏng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quyền ra đảo giữ chức bác sĩ điều trị. Trường Sa Lớn còn có hai quân nhân tuổi Rồng là Thiếu tá Vũ Văn Thanh, trợ lý Phòng không và Thượng úy Nguyễn Văn Diệu, trợ lý Quân khí đều sinh năm 1976...
Mùa xuân này, Trường Sa còn có những người lính công binh Hải quân tuổi Rồng ở lại đón Tết trên đảo. Thiếu tá Nguyễn Đức Bản, Chính trị viên khung xây dựng, Trung đoàn Công binh 83 Hải quân, sinh năm 1964, là người đã có hơn 20 chuyến “vượt biển”. Ra đảo nhiều lần nên chỉ cần nhìn con nước cũng có thể nhận biết được khí hậu, thời tiết. Vợ con anh ở vùng chiêm trũng Thái Thụy (Thái Bình). Anh đi biền biệt, gánh nặng gia đình dồn hết lên vai vợ, cô thôn nữ Nguyễn Thị Yến. Quanh năm tất tả với ruộng đồng, thu nhập thấp, tiền lương ít ỏi anh gửi về, chị tằn tiện nuôi cô con gái đang học đại học và cậu con trai học lớp 6 trường làng. Ngôi nhà nhỏ qua mấy trận mưa bão đã xuống cấp, vậy mà vợ chồng anh chưa có điều kiện tu sửa.
Còn có một thế hệ “8X” tuổi Rồng nữa, như Trung úy Ngô Tiến Phúc. Anh sinh năm 1988, quê xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), mới tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị (nay là Đại học Chính trị). Vừa chân ướt chân ráo về nhận nhiệm vụ ở Trung đoàn Công binh 83 Hải quân là Phúc đã tình nguyện ra Trường Sa. Kế hoạch đã thống nhất với người yêu Nguyễn Thị Thùy Trang (sinh viên Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) Tết này sẽ về “trình diện” nhà gái đành gác lại.
Đó mới chỉ là những người mà tôi may mắn được gặp, được biết. Chẳng hiểu có phải cái duyên Rồng thường gắn với nước, với biển không mà sao ở Trường Sa nhiều người tuổi Rồng đến vậy. Thật thân thương và tin cậy: Rồng Trường Sa!
Theo Quân đội nhân dân