- Lực lượng không quân Israel đang cân nhắc các chọn lựa tấn công khác nhau chống Iran.

Cuối mùa hè năm 1961, Tổng thống John F.Kennedy đã yêu cầu lực lượng không quân lên kế hoạch về một vụ tấn công hạt nhân đầu tiên vào Liên Xô. Kế hoạch này bao gồm 55 máy bay ném bom B-52 đánh 80 mục tiêu nhằm làm suy yếu 80-90% lực lượng không quân tầm xa và lực lượng rocket chiến lược của Liên Xô.

Do các căn cứ hầu hết ở những vùng xa xôi của Liên Xô, nên ước tính con số thương vong chưa đầy 1 triệu người. Đã mất hơn 20 triệu người trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại gần đây, tư duy chung là Moscow không thể phản ứng, đặc biệt kể từ khi lực lượng hạt nhân của họ bị suy giảm, lỏng lẻo và không hiệu quả trong khi Mỹ vẫn giữ lại được một lực lượng tác chiến có thể tiêu diệt Liên Xô. Tổng thống Kennedy đã nghĩ về điều không thể ấy từ 51 năm trước đây.

Các máy bay chiến đấu Israel. Ảnh: mideastposts

Ngày nay, lực lượng không quân Israel (IAF) đang cân nhắc các chọn lựa tấn công khác nhau chống Iran. Điểm nổi bật khi đánh Iran mà IAF phải đối mặt là hoạt động tác chiến nhằm vào các mục tiêu cách xa cả ngàn km ngay ở không phận thù địch. Israel không có máy bay ném bom tầm xa, chỉ có máy bay ném bom chiến đấu F-15 và F-16 tương đối nhỏ, sẽ phải tiếp dầu ít nhất một lần trong hành trình đi lại hơn 3.000km.

Khoảng cách chỉ là một phần của vấn đề. Để tới được Iran, lực lượng tác chiến Israel sẽ phải bay qua lãnh thổ thù địch. Một lộ trình có thể là đi qua Syria, và có khả năng sẽ bị đáp trả. Lộ trình khác đưa IAF đi qua Ảrập Xêút; người Ảrập Xêút có thể chấp nhận vì e ngại một Iran có vũ khí hạt nhân. Một khả năng khác là bay qua Iraq, nước có lực lượng không quân không đủ khả năng ngăn chặn một hoạt động như vậy, nhưng Baghdad có thể sẽ cảnh báo Tehran về những gì diễn ra.

Các tài sản không quân của Iran có F14 của Mỹ và MiG29 của Nga, thế hệ tương đương như F-15 và F-16 của Israel. Iran cũng còn ít F4 F-4 Phantom và F-5 cũ kĩ của Mỹ. Máy bay Isarel thì mới hơn, được nâng cấp các khả năng, vì do phi công “đẳng cấp” hơn điều khiển. Trong khi đó, Iran lại sở hữu cả một mạng lưới tên lửa đất đối không, bao gồm SA-5 cho các mối đe dọa độ cao, SA-15 thì xuyên qua mục tiêu thấp hơn và cả các tên lửa Super Hawk của Mỹ. Họ còn có các tên lửa phòng không mới nhất của Nga S-300. Kể từ khi Israel không có các nguồn lực để vô hiệu hệ thống phòng không này, họ sẽ phải đối mặt với chúng trong một cuộc chiến và IAF sẽ không tránh khỏi tổn thất lớn.

Chọn lựa hạt nhân

Hơn thế nữa, một số nhỏ các máy bay tiếp dầu Boeing KC-135 mà Israel sở hữu (cùng là gót chân Achilles của IAF) sẽ cần có đội máy bay chiến đấu hộ tống, trừ khi việc tiếp dầu diễn ra trước khi tiến vào Syria hay không phận Ảrập Xêút. Trong trường hợp này, các máy bay chiến đấu của Israel sẽ không gặp thuận lợi để tác chiến trên không dọc trên đường tới hoặc ngay ở Iran. Mặt khác, việc tiếp dầu lại phải tiến hành ngay ở không phận có khả năng thù địch.

Với Israel, các mục tiêu Iran trải rộng từ ngoài Tehran ở phía bắc tới Busheher ở phía nam, nghĩa là cuộc tấn công nhiều hướng có thể là điều cần thiết. Thêm vào đó, một số mục tiêu lại nằm sâu trong lòng đất. Mỗi chiếc F-15 có thể mang một quả bom “phá hầm ngầm” GBU-28 do Mỹ sản xuất. Khó có thể chắc chắn rằng chúng có thể đạt hiệu quả khi công phá ở mục tiêu rất sâu chưa kể các lực cản đá, đất, và bê tông.

Dù thành công hay không, Israel sẽ đối mặt với sự chỉ trích quốc tế. Mỹ cũng sẽ như vậy, kể cả khi bên lề. Ở đây có thêm hai chọn lựa:

Đầu tiên, Mỹ có thể tham gia cùng với Israel trong một cuộc tấn công thông thường toàn diện. Khác với Israel, Mỹ có thể làm suy yếu khả năng phòng không của Iran như đã từng làm với Libya năm ngoái. Hơn thế nữa, B-2 - loại máy bay ném bom lớn hơn có thể tác chiến mà không bị phát hiện. Người Israel có thể gặp rủi ro cao về mặt chiến thuật, nhưng với sự ủng hộ tích cực của Mỹ, rủi ro sẽ bớt đi khi họ sẽ ít bị cản trở ở Syria hay Ảrập Xêút. Một cuộc tấn công lớn hơn làm suy yếu các khả năng quân sự của Iran cũng sẽ làm giảm khả năng các nỗ lực trả đũa như đặt mìn ở Hormuz hay tiến hành chiến dịch khủng bố trên thế giới.

Thứ hai, với Israel, một cuộc tấn công thông thường có rủi ro cao thì ít mang lại ích lợi. Sự thất bại của chiến dịch Dieppe trong Thế chiến II là minh chứng rõ ràng. Vì thế, trong tư duy của một số nhà hoạch định, sử dụng vũ khí hạt nhân có thể được tính tới. Nó có thể giải quyết được vấn đề xuyên sâu trong lòng đất. Tác động thêm nữa là làm cho các địa điểm ấy trở nên không an toàn trong nhiều năm. Các vụ nổ trong lòng đất cũng giảm thiểu khả năng phát tán phóng xạ.

Hầu hết các quốc gia và dân tộc đều “co mình” trong tư duy về sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công phủ đầu. Lịch sử đối mặt với sự hủy diệt từ các nước láng giềng của Israel lại mang lại cho người dân nước này suy nghĩ khác hẳn. Nhân tố “Không bao giờ lần nữa” tạo ra một “mệnh lệnh” văn hóa của người Israel. Điều không thể vẫn tồn tại bất biến trong một phần lịch sử Do Thái.

Một cuộc tấn công như vậy, nếu được mở rộng để vô hiệu hóa khả năng phản ứng của quân đội Israel sẽ cho thấy Israel không dung thứ cho bất kỳ sự trả đũa nào từ những đại diện của Tehran tại Lebanon, Syria hay đồng minh Hamas ở Gaza. Israel đã minh chứng bằng việc sẵn sàng đáp trả ở mọi nơi, với mọi phương tiện mà họ tự chọn lựa.

Nếu Mỹ đứng ngoài cuộc, Israel có thể buộc phải hành động với vô vàn hậu quả và chia rẽ. Và đó là hậu quả từ chính sách chiến lược của Washington khi dẫn dắt từ phía sau.

Thái An(theo wilsoncountynews)