Sáng 26/3, gần 300 cán bộ cấp cao nghỉ hưu: nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên bộ trưởng và cấp tương đương trong các Ban của Đảng và Quốc hội đã họp mặt tại Hà Nội để nghe phổ biến Nghị quyết TƯ 4.
Phát biểu tại hội nghị do Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Nghị quyết TƯ 4 là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, trong đó có sự đóng góp rất chân thành của nhiều đồng chí cán bộ cấp cao nghỉ hưu. Tuy vậy, sau hội nghị cán bộ chủ chốt toàn quốc, rồi một số đảng bộ lớn tổ chức triển khai Nghị quyết, Bộ Chính trị vẫn quyết định giao cho Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức hội nghị để có một tiếng nói chính thức.
Ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trên tinh thần trách nhiệm và tình cảm, Bộ Chính trị mong muốn các bác, các đồng chí dành thời gian nghe Nghị quyết của TƯ, chỉ thị Bộ Chính trị và kế hoạch triển khai Nghị quyết một cách chính thức để cùng thống nhất với Trung ương những quyết tâm, tư tưởng chỉ đạo, những nội dung cơ bản của Nghị quyết”.
Tổng bí thư chia sẻ, điều mà cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trăn trở là Nghị quyết về xây dựng Đảng đã được đề cập nhiều lần, song kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu. Từ đó, Trung ương và Bộ Chính trị đặt quyết tâm rất cao và thống nhất cao để thực hiện cho kỳ được.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết, Trung ương đặt quyết tâm, vấn đề gì làm được cần làm ngay, không chờ đến đợt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình. Lần này có điểm mới, quan trọng, đó là trong kiểm điểm, tự phê bình và phê bình sẽ xin ý kiến của các nguyên ủy viên ban chấp hành cùng cấp, đóng góp cho tập thể và cho cá nhân.
Với mong muốn Nghị quyết TƯ 4 sẽ tạo được chuyển biến quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn nhấn mạnh đến việc hoàn thiện thể chế đối với công tác cán bộ, công tác nhân sự, hạn chế được những phần tử cơ hội. Mặt khác phải có thể chế giám sát cán bộ ở tất cả các cấp một cách thường xuyên hơn. Khi phát hiện những cán bộ không xứng đáng thì phải có hình thức xử lý kịp thời. Những thể chế ấy sẽ góp phần tạo dân chủ trong Đảng và trong xã hội.
Không nên xem mình là người ngoài cuộc, thiếu niềm tin và chờ đợi xem Nghị quyết có đạt được kết quả không - đó là quan điểm của nguyên Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Trần Hồng Quân: “Chỉ có quyết tâm từ cấp lãnh đạo thôi thì chưa đủ mà tất cả các đảng viên đương chức cũng như về hưu đều phải có trách nhiệm. Các tổ chức Mặt trận và đoàn thể cũng có tầm quan trọng không kém. Mỗi người đều phải bằng tất cả tấm lòng của mình vì sự nghiệp của Đảng, sự nghiệp của đất nước”.
Theo VOV, Cổng TTĐT Chính phủ
Phát biểu tại hội nghị do Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Nghị quyết TƯ 4 là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, trong đó có sự đóng góp rất chân thành của nhiều đồng chí cán bộ cấp cao nghỉ hưu. Tuy vậy, sau hội nghị cán bộ chủ chốt toàn quốc, rồi một số đảng bộ lớn tổ chức triển khai Nghị quyết, Bộ Chính trị vẫn quyết định giao cho Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức hội nghị để có một tiếng nói chính thức.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng |
Tổng bí thư chia sẻ, điều mà cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trăn trở là Nghị quyết về xây dựng Đảng đã được đề cập nhiều lần, song kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu. Từ đó, Trung ương và Bộ Chính trị đặt quyết tâm rất cao và thống nhất cao để thực hiện cho kỳ được.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết, Trung ương đặt quyết tâm, vấn đề gì làm được cần làm ngay, không chờ đến đợt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình. Lần này có điểm mới, quan trọng, đó là trong kiểm điểm, tự phê bình và phê bình sẽ xin ý kiến của các nguyên ủy viên ban chấp hành cùng cấp, đóng góp cho tập thể và cho cá nhân.
Với mong muốn Nghị quyết TƯ 4 sẽ tạo được chuyển biến quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn nhấn mạnh đến việc hoàn thiện thể chế đối với công tác cán bộ, công tác nhân sự, hạn chế được những phần tử cơ hội. Mặt khác phải có thể chế giám sát cán bộ ở tất cả các cấp một cách thường xuyên hơn. Khi phát hiện những cán bộ không xứng đáng thì phải có hình thức xử lý kịp thời. Những thể chế ấy sẽ góp phần tạo dân chủ trong Đảng và trong xã hội.
Không nên xem mình là người ngoài cuộc, thiếu niềm tin và chờ đợi xem Nghị quyết có đạt được kết quả không - đó là quan điểm của nguyên Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Trần Hồng Quân: “Chỉ có quyết tâm từ cấp lãnh đạo thôi thì chưa đủ mà tất cả các đảng viên đương chức cũng như về hưu đều phải có trách nhiệm. Các tổ chức Mặt trận và đoàn thể cũng có tầm quan trọng không kém. Mỗi người đều phải bằng tất cả tấm lòng của mình vì sự nghiệp của Đảng, sự nghiệp của đất nước”.
Theo VOV, Cổng TTĐT Chính phủ