Yếu tố quan trọng để tạo ra môi trường biển và hàng hải an toàn là ý chí chính trị của các quốc gia trong việc phối hợp chính sách và hành động, không thể giải quyết riêng lẻ.
Đó là quan điểm của nhiều đại biểu tại hội thảo quốc tế “An ninh hàng hải tại Đông Nam Á: An toàn hàng hải và môi trường biển” kết thúc chiều tối 30/3 tại TP.HCM.
Hội thảo có 8 phiên thảo luận, 13 tham luận và hơn 80 lượt ý kiến đóng góp của 35 đại biểu đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo các chuyên gia, sự tồn tại của các tranh chấp chủ quyền biển đang tạo thêm khó khăn trong việc thực thi an toàn hàng hải và quản lý, bảo vệ môi trường biển.
Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là “tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm góp phần tạo ra môi trường hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á”
Hiện nay khu vực đã có những khuôn khổ pháp lý quan trọng để thúc đẩy hợp tác nhằm đảm bảo an toàn hàng hải. Đó là Công ước luật biển LHQ năm 1992, các công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
Bên cạnh đó là những khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường của các nước Đông Nam Á.cũng đã thiết lập một số khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển. Đó là các cơ chế hợp tác của ASEAN/ARF, bản Ghi nhớ Tokyo về kiểm soát của các quốc gia cảng biển, Hiệp định ReCAAP về chống cướp biển và cướp có vũ trang trên biển đối với tàu thuyền trong khu vực châu Á...
Do đó cần một ý chí chính trị của các quốc gia trong việc phối hợp chính sách và hành động. Bởi lẽ an toàn hàng hải và các mối đe dọa đối với môi trường biển hiện nay đều cần sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức và quốc gia chứ không thể giải quyết đơn phương, riêng lẻ.
Cần thúc đẩy hợp tác lựa chọn nên theo thứ tự từ dễ đến khó, ưu tiên các biện pháp khẩn cấp, các lĩnh vực phi truyền thống. Ngoài ra, những biện pháp hợp tác lâu dài về các lĩnh vực như bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật biển, bảo vệ môi trường biển, xây dựng năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển… cũng cần được đẩy mạnh.
Đó là chính phủ các nước cần hợp tác với doanh nghiệp hàng hải, thủy sản, dầu khí…để tăng cường an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời cùng hợp tác với tổ chức quốc tế, khu vực như LHQ, IMO, ASEAN để nhận các trợ giúp và nâng cao năng lực quản lý an toàn hàng hải và môi trường biển.
- T.Thiện