- 14 ủy viên Bộ Chính trị khóa mới gồm 9 ủy viên khóa trước: Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Lê Thanh Hải, Tô Huy Rứa, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị và 5 tên tuổi mới: Trần Đại Quang, Tòng Thị Phóng, Ngô Văn Dụ, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc.

VietNamNet trân trọng giới thiệu tiểu sử của 14 ủy viên này.

1. Tiểu sử ông Nguyễn Phú Trọng


Sinh ngày: 14/4/1944.
Quê quán: Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Vào Đảng ngày: 19/12/1967. Chính thức: 19/12/1968.
Trình độ học vấn: Đại học ngữ văn. Giáo sư, Tiến sĩ (chính trị học).
Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác:

Năm 1963 đến năm1967: Sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Tháng 12/1967 đến tháng 8/1973: Cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 9/1973 đến tháng 4/1976: Nghiên cứu sinh khoa Kinh tế - chính trị Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.
Tháng 5/1976 đến tháng 8/1981: Cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ.
Tháng 9/1981 đến tháng 7/1983: Thực tập sinh, tốt nghiệp Phó tiến sĩ khoa học lịch sử (chuyên ngành xây dựng Đảng) tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
Tháng 8/1983 đến tháng 8/1987: Phó Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản.
Tháng 9/1987 đến năm 1989: Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản.
Tháng 7/1985 đến tháng 12/1991: Phó Bí thư rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản.
Tháng 3/1989 đến tháng 4/1990: Ủy viên Ban biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 5/1990 đến tháng 7/1991: Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 8/1991 đến tháng 8/1996: Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 1/1994 đến tháng 12/1997: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII, VIII)
Tháng 8/1996 đến tháng 2/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Đại học Thành ủy Hà Nội.
Tháng 12/1997 đến tháng 6/2006: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII, IX, X).
Tháng 2/1998 đến tháng 1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng.
Tháng 3/1998 đến tháng 11/2001: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
Tháng 1/2000 đến tháng 6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội (khóa XII, XIII, XIV).
Tháng 11/2001 đến tháng 6/2006: Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng.
Tháng 5/2002 đến tháng 6/2006: Đại biểu Quốc hội (khóa XI).
Tháng 6/2006 đến nay: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.


2. Tiểu sử ông Nguyễn Tấn Dũng


- Ngày sinh: 17-11-1949. Dân tộc Kinh
- Quê quán: Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
- Nơi ở hiện nay: 55 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội
- Thành phần gia đình xuất thân: Cán bộ Kháng chiến
- Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Học sinh
- Ngày được tuyển dụng: 17-11-1961
- Ngày nhập ngũ: 17-11-1961. Ngày xuất ngũ: 1-10-1981
- Ngày vào Đảng: 10- 06-1967. Ngày chính thức: 10- 03-1968
- Trình độ được đào tạo: Giáo dục phổ thông: 10/10
Cử nhân Luật
Lý luận chính trị: Cao cấp NAQ 2 năm
- Khen thưởng: 2 Huân chương Chiến công hạng 3; 6 Danh hiệu Dũng sĩ; Huân chương Chiến sĩ giải phóng 1, 2, 3; Huân chương Hữu nghị hạng đặc biệt của Nhà nước - Hoàng gia Campuchia; Huân chương ISALA và Huân chương Vàng quốc gia của Nhà nước CHDCND Lào.
- Kỷ luật: Không
- Uỷ viên Trung ương Đảng khoá 6, 7, 8, 9, 10, 11.
- Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 8, 9, 10, 11.
- Đại biểu Quốc hội khoá 10, 11, 12
- Sức khoẻ bình thường. Có 4 lần bị thương, Thương binh hạng 2/4

Tóm tắt quá trình công tác:

Từ 11/1961- 9/1981: Tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, Y tá, Y sĩ và Bổ túc chương trình Phẫu thuật ngoại khoa của Bác sĩ Quân y. Và đã qua các cấp bậc - chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, Đại đội bậc trưởng - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư Chi bộ Đảng) thuộc Bộ đội địa phương tỉnh Rạch Giá.
Học khoá Bổ túc sĩ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn - Trung đoàn Bộ binh và đảm nhiệm nhiệm vụ Thượng uý - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng uỷ Tiểu đoàn) và Đại uý - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Cam-pu-chia. Thiếu tá - Trưởng Ban cán bộ (Phó Bí thư Đảng uỷ Phòng Chính trị) của Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Kiên Giang.
Từ 10/1981- 12/1994: Học trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (Hà Nội). Tỉnh uỷ viên - Phó Ban tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang. Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Kiên Giang - Bí thư huyện uỷ Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Kiên Giang . Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Đại biểu HĐND Tỉnh. Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Bí thư Đảng uỷ Quân sự Tỉnh, Đảng uỷ viên Đảng uỷ Quân khu 9.

Từ 1/1995 - 5/1996: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Đảng uỷ viên - Đảng uỷ Công an Trung ương.

Từ 6/1996 - 8/1997: Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị. Trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng và phụ trách công tác Tài chính của Đảng.

Từ 9/1997 - 6/2006: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo TW về Đổi mới Doanh nghiệp nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tội phạm; Chủ tịch Hội đồng đặc xá Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác.
Năm 1998-1999: kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước.

Từ 7/2006 đến nay (19/1/2011): Thủ tướng Chính phủ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; Phó Chủ tịch hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 2/2008 kiêm nhiệm nhiệm vụ Trưởng Tiểu ban tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2001-2010) và xây dựng Chiến lược Phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020).


3. Tiểu sử ông Trương Tấn Sang




Họ và tên : Trương Tấn Sang
Tên gọi khác: Tư Sang
Ngày sinh: 21/01/1949
Quê quán: Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: không
Ngày vào Đảng: 20/12/1969. Ngày chính thức: 20/12/1970.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, VIII, IX, X.
Ủy viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X.
Bí thư Trung ương Đảng khoá X (từ tháng 5/2006 làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương).
Đại biểu Quốc hội khoá IX, X, XI.
Đã giữ các chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

4. Tiểu sử ông Lê Hồng Anh


Họ và tên thường gọi: Út Anh
Ngày sinh: 12/11/1949
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, Cử nhân Chính trị
Ngày vào Đảng: 02/03/1968 Ngày chính thức: 02/03/1969

Tóm tắt quá trình công tác:
1960-1965: Đoàn Văn nghệ xã Vĩnh Bình, nhân viên Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
1966-1967: Cán bộ tuyên huấn xã, Chánh văn phòng xã Đội Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
1968-05/1968: Phó bí thư xã đoàn Vĩnh Bình Bắc, cán bộ huyện Đoàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
06/1969-06/1977: Cán bộ Tỉnh đoàn, Uỷ viên BCH, UV Thường vụ Tỉnh Đoàn tỉnh Kiên Giang, Bí thư Thị đoàn thị xã Rạch Giá
07/1977-06/1982: Phó Bí thư Tỉnh đoàn, tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Kiên Giang
07/1982-09/1986: Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang
10/1986-06/1987: Uỷ viên Thường vụ, Chủ nhiệm UB Kiểm tra tỉnh uỷ Kiên Giang
07/1987-07/1990: Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Bí thư huyện uỷ Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
08/1990-08/1991: Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang
09/1991-05/1996: Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang
06/1996-03/2001: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
04/2001-2002: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2002-nay: Bộ trưởng Bộ Công an.

5. Tiểu sử ông Phùng Quang Thanh


Họ và tên thường gọi: Phùng Quang Thanh
Ngày sinh: 02/02/1949
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày vào Đảng: 11/06/1968. Ngày chính thức: 11/06/1969
Trình độ học vấn: Đại học khoa học quân sự, Lý luận chính trị cao cấp.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, X.
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
Đã giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (20/9/1971)
Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII. 

7. Tiểu sử ông Tô Huy Rứa

 


Ngày sinh: 04/6/1947

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: không

Quê quán: Xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Trình độ chuyên môn: PGS. TS Triết học

Ngày vào Đảng: 6/02/1967. Ngày chính thức: 6/02/1968.

 Uỷ viên Trung ương Đảng khoá VIII, XI, X

Uỷ viên Bộ Chính trị khoá X (từ tháng 01/2009)

Bí thư Trung ương Đảng khoá X.

Đại biểu Quốc hội khoá XII

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

 

Tóm tắt quá trình công tác:                          

1965: tham gia thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước.

Đầu những năm 1970: sinh viên trường Tuyên huấn Trung ương chuyên ngành triết học. Sau tốt nghiệp, làm trợ giảng Khoa Triết học. Trong giai đoạn này ông đã đỗ tốt nghiệp xuất sắc cử nhân toán Đại học Tổng hợp Hà Nội.

 Đầu những năm 1980: làm nghiên cứu sinh, chuyên ngành triết học tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội tạiLiên Xô, đỗ Tiến sỹ.

Cuối những năm 80: trở lại trường và được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Triết học.

Đầu những năm 90: được bầu giữ chức Giám đốc trường Tuyên huấn Trung ương (sau là Đại học Tuyên giáo, Phân viện Báo chí và tuyên truyền và nay là Học viện Báo chí và tuyên truyền - Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh). Giai đoạn này ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, học hàm Phó giáo sư triết học.

Năm 1996: được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/ 1996), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được phân công làm Phó giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Cuối năm 1999: được Bộ Chính trị bổ nhiệm làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.

Năm 2003: đượcTrung ương điều động trở lại làm Phó giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Cuối năm 2004: được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Tháng 4/2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư và được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương),

Tại cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII, được bầu làm đại biểu Quốc hội.

Tháng 1/ 2009 - nay: tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khoá X, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Trước Đại hội XI, ông là ủy viên Bộ Chính trị khóa X, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.


8. Tiểu sử ông Nguyễn Sinh Hùng


Họ và tên thường gọi: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày sinh: 18/01/1946
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Trình độ học vấn: Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Ngày vào Đảng: 26/05/1977 Ngày chính thức: 26/05/1978
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VIII, IX, X,Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

Tóm tắt quá trình công tác:

Năm 1990 : Cục trưởng Cục Kho Bạc Nhà nước ( tức Kho Bạc Nhà nước Việt Nam). Sau đó được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tháng 6/2006: được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ theo đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2002
Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.

8. Tiểu sử ông Lê Thanh Hải



Tên thường gọi: Hai Nhựt
Dân tộc: Kinh
Sinh năm 1950, tại Xã Tam Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
Trình độ chuyên môn : Cao cấp Lý luận Chính trị, cử nhân Kinh tế, cử nhân Văn chương.
Ngày vào Đảng: 17/ 4/ 1968. Ngày chính thức: 17/ 01/ 1969.

Tóm tắt quá trình công tác:

1966- 4/1975: Phó Bí thư Đoàn ủy Liên Phường, Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Học sinh, Phó Văn phòng Thành Đoàn, Phó ban Thường trực Ban Thanh niên Công nhân Thành Đoàn, Ủy viên Ban cán sự Quận Phú Tân Sơn.
5/1975-12/1989: Quận ủy viên Quận Tân Bình kiêm Bí thư Xã, Chủ tịch Xã, Bí thư Quận Đoàn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn kiêm Trưởng Ban Công nghiệp Thành Đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy Cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy Trưởng Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố.
10/1986: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa 4, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố.
1/1990 -12/2000: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Khóa 5, Bí thư Quận ủy Quận 5, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa 5, Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy viên Ban Thường vụ Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Khóa VI, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố kiêm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Chương trình Xóa đói giảm nghèo Thành phố.
1/2001 đến nay, ông đã giữ nhiều chức vụ : Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX, X), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Thành ủy, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Tiểu sử ông Phạm Quang Nghị


Họ và tên thường gọi: Phạm Quang Nghị
Ngày sinh: 02/09/1949
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ triết học.
Ngày vào Đảng: 28/11/1973. Ngày chính thức: 28/11/1974.

Tóm tắt quá trình công tác:

Năm 1967 - 1970: sinh viên Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).
Năm 1970 - 1975: cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.
Sau 30-4-1975: Học viên Trường Nguyễn Ái Quốc 5, sau đó công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương, làm nghiên cứu sinh chuyên ngành triết học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
Năm 1985-1988: cán bộ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
Từ 1988 đến tháng 10/1997, lần lượt đảm nhận các chức vụ Phó Giám đốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; năm 1994, Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ủy viên Ban Cán sự Đảng ngoài nước, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Từ tháng 11/1997 đến tháng 6/2001: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.
Tháng 7/2001 đến tháng 7/2006: Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa - Thông tin.
Tháng 5/2002: Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 7/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội. Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 15 của Quốc hội, ông được Bộ Chính trị quyết định làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tại Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ TP Hà Nội, được bầu lại làm Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2010-2015.

10. Tiểu sử ông Nguyễn Xuân Phúc


Họ và tên thường gọi: Nguyễn Xuân Phúc
Sinh ngày: 20/7/1954
Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: không
Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế, Lý luận chính trị cao cấp
Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 12/5/1982. Ngày chính thức: 12/11/1983
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Đại biểu Quốc hội khóa XI

Tóm tắt quá trình công tác:

Đã từng giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng hai, hạng ba, Huân chương Chiến công hạng ba, Chiến sỹ Thi đua toàn quốc.


11. Tiểu sử bà Tòng Thị Phóng:


Họ và tên: Tòng Thị Phóng
Ngày sinh: 10/02/1954
Dân tộc: Thái
Tôn giáo: không
Quê quán: Chiềng An, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật
Ngày vào Đảng: 20/11/1981. Ngày chính thức: 20/11/1982
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Khoá VII, IX, X.
Bí thư Trung ương Đảng khoá IX, X
Đại biểu Quốc hội khoá X, XI, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII
Từng giữ chức Trưởng Ban Dân vận Trung ương.




12. Tiểu sử ông Đinh Thế Huynh


Họ và tên: Đinh Thế Huynh
Ngày sinh: 15/5/1953
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Ngày vào Đảng: 08/8/1974. Ngày chính thức: 08/5/1975
Trình độ học vấn: Tiến sĩ
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, X, Đại biểu quốc hội khoá XI
Tổng biên tập, Bí thư Đảng ủy báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
Khen thưởng: Nhiều huân, huy chương.

13. Tiểu sử ông Ngô Văn Dụ


Năm sinh: 21/12/1947
Quê quán: xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, X.
Bí thư Trung ương Đảng khóa X (bầu bổ sung tại hội nghị lần thứ 9, tháng 1/2009).
Đại biểu Quốc hội khoá XII.
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.






14. Tiểu sử ông Trần Đại Quang 

Họ và tên: Trần Đại Quang
Năm sinh: 12/10/1956
Quê quán: Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an.





VietNamNet