- Theo thẩm tra sơ bộ của UB Kinh tế Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, lạm phát rất cao, tác động lớn đến sản xuất và đời sống, nhưng báo cáo của Chính phủ chưa nêu đầy đủ tình hình.
Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày sáng nay trước UBTVQH cho hay dự báo về lạm phát hiện đang có nhiều chiều ý kiến khác nhau. Một nhóm cho rằng lạm phát cả năm nên kiềm xuống 6%, nhóm khác nêu chỉ số lạm phát nên từ 7-9% trong khi Chính phủ đề nghị là 8-9%.
Theo ông Giàu, nếu Chính phủ muốn đặt lạm phát mục tiêu ở mức 8-9% thì mục tiêu GDP 6% rất khó đạt. Trong khi, nếu GDP không đạt 6% thì sẽ ảnh hưởng an sinh xã hội.
Ông gợi ý Chính phủ có thể đưa chỉ số CPI xuống 5% nhưng theo đó sẽ phải chấp nhận GDP chỉ đạt 4%.
"Việc này hoàn toàn phải chủ động. Tôi đề nghị chúng ta cần cân nhắc kỹ hơn khi đưa ra chỉ tiêu lạm phát, nên giữ như kế hoạch đặt ra ban đầu là dưới 10%. Đến giờ này, dư địa chủ động điều hành của Chính phủ còn lớn, có thể co giãn được”, ông Giàu nói.
Chính phủ nêu nguyên nhân lạm phát là do cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng chưa hợp lý, do nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ trong nhiều năm. Cùng với việc phải điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu theo thị trường, Việt Nam phải nhập siêu nên đã "nhập khẩu” lạm phát khi giá thế giới tăng cao, ngoài ra yếu tố tâm lý cũng tác động lớn đến lạm phát.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng trong vài năm qua, vẫn với các nguyên nhân nêu trên mà lạm phát không ổn định, có năm rất cao, có năm lại thấp. Lạm phát còn do những hậu quả khó khăn từ năm 2011 chứ không chỉ riêng nhờ chính sách của Chính phủ. Trong khi đó, nền kinh tế sẽ đứng trước sức ép ngày càng tăng về tăng giá một số hàng hóa và có thể lặp lại tình trạng lương tăng - giá tăng như những năm trước đây.
Như thế, lạm phát vẫn cao, tác động lớn tới đời sống sản xuất nhưng báo cáo của Chính phủ vẫn nêu chưa đầy đủ - cơ quan thẩm tra cho hay.
“Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn, sâu sắc hơn trong bối cảnh lạm phát không ổn định, lúc cao, lúc thấp như giai đoạn vừa qua”, ông Giàu nhấn mạnh, bởi khi lạm phát chưa được đánh giá đầy đủ, nền kinh tế sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng.
Hơn 50.000 DN phá sản, giải thể
Nêu thực tế 53.792 doanh nghiệp phải phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động trong năm 2011, tăng 24,7% so với năm 2010, UB Kinh tế kiến nghị Chính phủ cần có đánh giá toàn diện và sâu sắc hơn các hỗ trợ của Nhà nước về thuế, tài chính đã được thực hiện trong năm 2011 khi trên thực tế, dù đã có chính sách, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vẫn gặp nhiều khó khăn, số phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động vẫn tăng.
Hết tháng 3/2012, số đã làm thủ tục giải thể là 2.400 DN. 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. So với con số do Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố hồi cuối tháng 3, tình trạng các DN phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động đã tăng thêm 1.000, lên mức 13.000.
Các lý do cơ bản vẫn là do giá cả một số nguyên liệu vật liệu chính tăng mạnh, hàng tồn kho tăng cao, làm suy giảm năng lực tài chính của khu vực DN và gia tăng chiếm dụng vốn.
Từ thực trạng trên, cơ quan thẩm tra kiến nghị Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, nâng cao hiệu quả đầu tư, khẩn trương triển khai đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế.
Phạm Huyền
Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày sáng nay trước UBTVQH cho hay dự báo về lạm phát hiện đang có nhiều chiều ý kiến khác nhau. Một nhóm cho rằng lạm phát cả năm nên kiềm xuống 6%, nhóm khác nêu chỉ số lạm phát nên từ 7-9% trong khi Chính phủ đề nghị là 8-9%.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Theo ông Giàu, nếu Chính phủ muốn đặt lạm phát mục tiêu ở mức 8-9% thì mục tiêu GDP 6% rất khó đạt. Trong khi, nếu GDP không đạt 6% thì sẽ ảnh hưởng an sinh xã hội.
Ông gợi ý Chính phủ có thể đưa chỉ số CPI xuống 5% nhưng theo đó sẽ phải chấp nhận GDP chỉ đạt 4%.
"Việc này hoàn toàn phải chủ động. Tôi đề nghị chúng ta cần cân nhắc kỹ hơn khi đưa ra chỉ tiêu lạm phát, nên giữ như kế hoạch đặt ra ban đầu là dưới 10%. Đến giờ này, dư địa chủ động điều hành của Chính phủ còn lớn, có thể co giãn được”, ông Giàu nói.
Chính phủ nêu nguyên nhân lạm phát là do cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng chưa hợp lý, do nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ trong nhiều năm. Cùng với việc phải điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu theo thị trường, Việt Nam phải nhập siêu nên đã "nhập khẩu” lạm phát khi giá thế giới tăng cao, ngoài ra yếu tố tâm lý cũng tác động lớn đến lạm phát.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng trong vài năm qua, vẫn với các nguyên nhân nêu trên mà lạm phát không ổn định, có năm rất cao, có năm lại thấp. Lạm phát còn do những hậu quả khó khăn từ năm 2011 chứ không chỉ riêng nhờ chính sách của Chính phủ. Trong khi đó, nền kinh tế sẽ đứng trước sức ép ngày càng tăng về tăng giá một số hàng hóa và có thể lặp lại tình trạng lương tăng - giá tăng như những năm trước đây.
Như thế, lạm phát vẫn cao, tác động lớn tới đời sống sản xuất nhưng báo cáo của Chính phủ vẫn nêu chưa đầy đủ - cơ quan thẩm tra cho hay.
“Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn, sâu sắc hơn trong bối cảnh lạm phát không ổn định, lúc cao, lúc thấp như giai đoạn vừa qua”, ông Giàu nhấn mạnh, bởi khi lạm phát chưa được đánh giá đầy đủ, nền kinh tế sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng.
Hơn 50.000 DN phá sản, giải thể
Nêu thực tế 53.792 doanh nghiệp phải phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động trong năm 2011, tăng 24,7% so với năm 2010, UB Kinh tế kiến nghị Chính phủ cần có đánh giá toàn diện và sâu sắc hơn các hỗ trợ của Nhà nước về thuế, tài chính đã được thực hiện trong năm 2011 khi trên thực tế, dù đã có chính sách, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vẫn gặp nhiều khó khăn, số phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động vẫn tăng.
Hết tháng 3/2012, số đã làm thủ tục giải thể là 2.400 DN. 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. So với con số do Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố hồi cuối tháng 3, tình trạng các DN phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động đã tăng thêm 1.000, lên mức 13.000.
Các lý do cơ bản vẫn là do giá cả một số nguyên liệu vật liệu chính tăng mạnh, hàng tồn kho tăng cao, làm suy giảm năng lực tài chính của khu vực DN và gia tăng chiếm dụng vốn.
Từ thực trạng trên, cơ quan thẩm tra kiến nghị Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, nâng cao hiệu quả đầu tư, khẩn trương triển khai đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế.
Phạm Huyền