Chỉ một ngày sau sự kiện phóng tên lửa Unha-3, ảnh chụp vệ tinh cho thấy có thể
Triều Tiên đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần thứ 3. Thông tin này lập tức
được một quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng xác nhận ngay sau đó.
Vụ phóng bị cáo buộc là vụ “thử tên lửa đạn đạo trá hình” và vấp phải sự lên án
mạnh mẽ của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế. Ngày hôm qua, Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc đã chính thức đề xuất danh sách bổ sung các thực thể bị cấm vận
của Triều Tiên.
Sự bất thường của quốc gia “bất thường”?
Bên cạnh làn sóng phản đối, sự kiện này cũng khiến cả thế giới ngạc nhiên vì
những động thái hiếm thấy, thậm chí chưa từng có tiền lệ của chính quyền Kim
Jong Un.
Trước hết, đây là lần đầu tiên hàng trăm phóng viên quốc tế được phép có mặt ở
Bắc Triều Tiên để đưa tin về sự kiện phóng tên lửa. Thậm chí hai hãng thông tấn
CNN và BBC còn được phép truyền tin trực tiếp từ thủ đô Bình Nhưỡng. Là đất nước
khép kín nhất hành tinh, Triều Tiên ít khi mở cửa cho phóng viên quốc tế thăm
viếng, nhất lại là trong những sự kiện nhạy cảm như vụ phóng tên lửa vừa qua.
Các phóng viên đến đây không những được tường thuật chi tiết sự kiện đang diễn
ra, mà còn có cơ hội tương đối thoải mái để chụp lại những hình ảnh sinh hoạt
thường nhật ở đất nước này mà không bị nhân viên an ninh cản trở. Những bức ảnh
hiếm hoi về một Triều Tiên đời thường lan rất nhanh trên toàn thế giới và gây
sửng sốt cho nhiều độc giả. Điều này vừa là một trải nghiệm thú vị cho giới
truyền thông, vừa khiến cả thế giới ngạc nhiên về cách mà quốc gia bí ẩn nhất
hành tinh này đón tiếp phóng viên quốc tế. Có vẻ như Bình Nhưỡng đang cố gắng
chứng tỏ thiện chí của mình với Mỹ và dư luận quốc tế, đồng thời thể hiện sự
công khai và minh bạch trong chương trình tên lửa “vì mục đích hoà bình”.
Đây cũng là lần đầu tiên Bình Nhưỡng thừa nhận thất bại trong một vụ phóng tên
lửa, việc chưa từng có tiền lệ ở đất nước vốn rất coi trọng tự tôn dân tộc và
chủ nghĩa quốc gia như Triều Tiên. Động thái này bắt nguồn từ chính sức ép do sự
có mặt của hàng trăm phóng viên quốc tế được Bình Nhưỡng mời đến chứng kiến tận
mắt vụ phóng tên lửa. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy lập trường “thừa nhận thất
bại” rất có thể sẽ được chính quyền của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un chấp nhận
trong tương lai.
Bất thường+bất thường=bình thường?
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc mời phóng viên quốc tế là một phần
trong chiến dịch tuyên truyền của Bình Nhưỡng nhằm đem lại một hình ảnh Triều
Tiên mới mẻ hơn, hòa bình hơn, nhất là trong giai đoạn đầy nhạy cảm khi nội bộ
nước này đang diễn ra quá trình chuyển giao quyền lực cho chính quyền của tân
lãnh đạo Kim Jong Un. Rõ ràng đó là một cử chỉ “hợp lý” đứng từ góc độ liên kết
giữa các sự kiện đối ngoại với những diễn biến nội bộ.
Còn đối với với việc thừa nhận vụ phóng thất bại sau đó, Triều Tiên muốn cho thế
giới thấy họ thật sự minh bạch và công khai trong kế hoạch phát triển tên lửa
tầm xa và quyết tâm theo đuổi chương trình tên lửa để phát triển kinh tế. Bằng
động thái này, Triều Tiên muốn tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận quốc tế và đặc
biệt là của Trung Quốc nhằm tránh các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc trong khi vẫn có thể ngầm theo đuổi chương trình phát triển tên
lửa vì mục đích quân sự. Bình Nhưỡng tin rằng Bắc Kinh sẽ ủng hộ mạnh mẽ hơn nếu
thấy những chương trình tên lửa thực sự vì mục đích hoà bình, không đe doạ an
ninh khu vực cũng như gây mất ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Mặc khác, thông qua việc công khai thừa nhận thất bại Bình Nhưỡng muốn thể hiện
sự tự tin của lãnh đạo nước này về triển vọng của các chương trình tên lửa trong
tương lai. Nó cũng khẳng định quyết tâm của Triều Tiên trong việc tiếp tục theo
đuổi chương trình và tham vọng thực hiện những vụ phóng tương tự với cường độ và
mức độ mạnh hơn. Thừa nhận thất bại chỉ là bước đầu, sau đó là tiếp tục nghiên
cứu phát triển. Thực tế đã chứng minh là nhận định này hoàn toàn có cơ sở.
Với một vệ tinh địa tĩnh lớn hơn, Triều Tiên chắc chắn sẽ phát triển một tên lửa
đẩy còn lớn hơn Unha-3 để đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Việc Bình Nhưỡng nghiên cứu
chế tạo và phóng tên lửa tầm xa vì mục đích hoà bình hay chỉ là “nguỵ tạo” cho
hoạt động thử nghiệm tên lửa đạn đạo đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có
một điều chắc chắn là một vụ phóng tên lửa như kịch bản của những lần phóng năm
2006, 2009 và 2012 mới đây sẽ lặp lại trong tương lai gần.
Thật đáng tiếc, những cử chỉ “chưa có tiền lệ” của Triều Tiêu nhằm tạo ra hình
ảnh “bình thường” cho Triều Tiên đã không đạt kết quả như mong đợi khi cộng đồng
quốc tế tiếp tục lên án các vụ thử và Liên hiệp quốc không vì thế mà giảm nhẹ
các lệnh trừng phạt./.
Nguyễn Quốc Nghĩa
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn