- Nguyên Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, quản lý nội dung báo chí thì "không sợ sức ép, không né tránh gay cấn". Tất cả vì sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nghề báo còn là cánh chim báo bão. Viết để định hướng tương lai.
Trong loạt bài viết định kỳ hàng tháng trên VietNamNet số tháng 6, nguyên Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam Lê Doãn Hợp bàn về công tác quản lý báo chí từ kinh nghiệm thực tiễn của mình.
Để làm tốt nhiệm vụ quản lý báo chí trong cơ chế mới, cần thực hiện phương châm 3 quản, 3 tăng cường và 1 đầu tư (quản lý phóng viên, quản lý nội dung, quản lý tài chính, tăng cường đối ngoại, tăng cường đoàn kết, tăng cường công tác chính trị, đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ, phóng viên).
I. Ba quản
1. Quản lý phóng viên
Nghề báo có đặc thù là phóng viên hoạt động, phân tán, tự chịu trách nhiệm trước tòa soạn và luật pháp về bài viết của mình. Vì thế yêu cầu quản lý phóng viên của tổng biên tập và ban biên tập đặt ra nhiều nội dung đòi hỏi rất nhạy cảm và sâu sát. Từ thực tiễn cho thấy phóng viên có trình độ khác nhau, viết khác nhau.
Phóng viên có bản lĩnh chính trị khác nhau thể hiện trách nhiệm khác nhau. Không ít phóng viên bị cơ chế thị trường chi phối theo nghĩa “đâm thuê chém mướn” mà người đời vẫn nói. Nhiều phóng viên bị đồng tiền chi phối nên khen chê không khách quan, thiếu chính xác.
Chưa nói tính trung thực và hướng thiện của từng phóng viên không cao. Tất cả những điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý báo chí phải hiểu để quản lý báo chí nói chung, phóng viên nói riêng tốt hơn, theo hướng phóng viên có độ tin cậy khác nhau thì phải quản lý khác nhau.
Trong loạt bài viết định kỳ hàng tháng trên VietNamNet số tháng 6, nguyên Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam Lê Doãn Hợp bàn về công tác quản lý báo chí từ kinh nghiệm thực tiễn của mình.
Để làm tốt nhiệm vụ quản lý báo chí trong cơ chế mới, cần thực hiện phương châm 3 quản, 3 tăng cường và 1 đầu tư (quản lý phóng viên, quản lý nội dung, quản lý tài chính, tăng cường đối ngoại, tăng cường đoàn kết, tăng cường công tác chính trị, đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ, phóng viên).
I. Ba quản
1. Quản lý phóng viên
Nghề báo có đặc thù là phóng viên hoạt động, phân tán, tự chịu trách nhiệm trước tòa soạn và luật pháp về bài viết của mình. Vì thế yêu cầu quản lý phóng viên của tổng biên tập và ban biên tập đặt ra nhiều nội dung đòi hỏi rất nhạy cảm và sâu sát. Từ thực tiễn cho thấy phóng viên có trình độ khác nhau, viết khác nhau.
Phóng viên có bản lĩnh chính trị khác nhau thể hiện trách nhiệm khác nhau. Không ít phóng viên bị cơ chế thị trường chi phối theo nghĩa “đâm thuê chém mướn” mà người đời vẫn nói. Nhiều phóng viên bị đồng tiền chi phối nên khen chê không khách quan, thiếu chính xác.
Chưa nói tính trung thực và hướng thiện của từng phóng viên không cao. Tất cả những điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý báo chí phải hiểu để quản lý báo chí nói chung, phóng viên nói riêng tốt hơn, theo hướng phóng viên có độ tin cậy khác nhau thì phải quản lý khác nhau.
Báo chí tác nghiệp ở Quốc hội. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Đối với những người tự giác, cách quản lý tốt nhất là cho họ tự do. Đối với những người không tự giác thì nên chú ý, quán xuyến và duyệt bài kỹ hơn. Ngoài ra, quản lý nghĩa là quản phải có lý, bao gồm cả nguyên lý, quản lý và tâm lý con người.
2. Quản lý nội dung
Quản lý phóng viên chính là quản lý nội dung mà phóng viên phản ánh theo hướng trung thực, nhanh nhạy, dũng cảm, sáng tạo, hướng thiện. Trong đó quan trọng nhất là trung thực và hướng thiện. Trung thực là lành mạnh, hướng thiện là nhân văn. Khen chê đều vì mục tiêu giúp tổ chức, đơn vị, con người tiến bộ hơn.
Khen và chê đúng còn đứng trên lợi ích toàn cục của dân tộc, quốc gia. Không sợ sức ép, không né tránh gay cấn, tất cả vì sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nghề báo còn là cánh chim báo bão. Viết để định hướng tương lai. Viết để tạo xu thế, hào khí cho chấn hưng đất nước, cho nước thịnh, dân yên.
3. Quản lý tài chính
Bản chất của quản lý xã hội là quản lý con người, thực chất của quản lý kinh tế tài chính là quản lý tiền tệ. Trên thực tế, quản lý tốt tiền tệ sẽ đồng nghĩa quản lý tốt con người và xã hội.
Quản lý tiền tệ là quản lý dòng tiền vào và ra chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch. Làm sao để đồng tiền chi vào đâu cũng đúng, đầu tư vào đâu cũng nở hoa. Thông qua đó mà làm cho con người tin tưởng nhau hơn, đoàn kết, hợp lực tốt hơn.
II. Ba tăng cường
1. Tăng cường đối ngoại
Báo chí mà không đối ngoại, hội nhập, hợp tác là mẹ hát con khen, là biệt lập, cô đơn, ốc đảo. Phải biết đối ngoại để phát huy sức mạnh của thời đại. Tìm kiếm, lựa chọn, học hỏi cái hay của mọi người, mọi nơi và của cả loài người cho chính mình và dân tộc mình. Đó là cách học bắt chước, làm theo, đi tắt, đón đầu, bứt phá, tiến nhanh và bền vững trong cơ chế thị trường. Học hay, tránh dở, chọn lối đi cho mình tỉnh táo, vững vàng hơn.
2. Tăng cường đoàn kết nội bộ
Yếu mà hợp lực sẽ mạnh. Mạnh mà phân lực vẫn yếu. Đoàn kết là quy tụ sức mạnh tổng hợp để nhấn chìm mọi khó khăn, giành thắng lợi mỹ mãn. Đoàn kết trong ngoài, đoàn kết trên dưới, đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân cho đoàn kết toàn dân.
Để đoàn kết bền vững phải tôn trọng 3 nội dung: Điều hành chỉ đạo phải tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Bố trí đúng cán bộ chủ trì có đức, có tài để tập hợp anh em và phân phối lợi ích công bằng để tin cậy lẫn nhau, nhờ đó mà thông thoáng tư tưởng để đoàn kết nội bộ tốt hơn.
3. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng
Phải chăm lo xây dựng các tổ chức chính trị trong cơ quan như Đảng, công đoàn, thanh niên, nữ công. Coi đây là chất xúc tác chính trị phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn. Phải lấy thước đo chuyên môn để hoạt động chính trị. Phải coi mọi hoạt động chính trị đều vì nhiệm vụ chuyên môn.
Chuyên môn và chính trị là hai vế của một vấn đề có quan hệ nhân quả, biện chứng, tác động qua lại để nâng đỡ và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Không thể có một tổ chức mạnh mà đoàn thể yếu. Cũng không thể có đoàn thể mạnh mà chuyên môn yếu. Đó là hai mặt của một vấn đề luôn được quan tâm, nhất là trong quản lý báo chí, xuất bản hiện nay.
III. Một đầu tư
Đó là đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ quản lý, biên tập viên và phóng viên: Chất lượng cán bộ quyết định chất lượng chuyên môn. Chất lượng cán bộ chuyên môn lệ thuộc chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên theo hướng chuyên môn hóa. Từng bước thực hiện phương châm 3 hóa: Trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên nghiệp hóa.
Chỉ có chuyên nghiệp hóa mới có đỉnh cao sáng tạo. Có thể nói thời đại ngày nay là thời đại quy tụ của 3 chữ “T”: Tri thức - Thông tin - Thương hiệu. Đó là điều chúng ta nên làm và phải làm, càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng hay.
Lê Doãn Hợp
2. Quản lý nội dung
Quản lý phóng viên chính là quản lý nội dung mà phóng viên phản ánh theo hướng trung thực, nhanh nhạy, dũng cảm, sáng tạo, hướng thiện. Trong đó quan trọng nhất là trung thực và hướng thiện. Trung thực là lành mạnh, hướng thiện là nhân văn. Khen chê đều vì mục tiêu giúp tổ chức, đơn vị, con người tiến bộ hơn.
Khen và chê đúng còn đứng trên lợi ích toàn cục của dân tộc, quốc gia. Không sợ sức ép, không né tránh gay cấn, tất cả vì sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nghề báo còn là cánh chim báo bão. Viết để định hướng tương lai. Viết để tạo xu thế, hào khí cho chấn hưng đất nước, cho nước thịnh, dân yên.
3. Quản lý tài chính
Bản chất của quản lý xã hội là quản lý con người, thực chất của quản lý kinh tế tài chính là quản lý tiền tệ. Trên thực tế, quản lý tốt tiền tệ sẽ đồng nghĩa quản lý tốt con người và xã hội.
Quản lý tiền tệ là quản lý dòng tiền vào và ra chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch. Làm sao để đồng tiền chi vào đâu cũng đúng, đầu tư vào đâu cũng nở hoa. Thông qua đó mà làm cho con người tin tưởng nhau hơn, đoàn kết, hợp lực tốt hơn.
II. Ba tăng cường
1. Tăng cường đối ngoại
Báo chí mà không đối ngoại, hội nhập, hợp tác là mẹ hát con khen, là biệt lập, cô đơn, ốc đảo. Phải biết đối ngoại để phát huy sức mạnh của thời đại. Tìm kiếm, lựa chọn, học hỏi cái hay của mọi người, mọi nơi và của cả loài người cho chính mình và dân tộc mình. Đó là cách học bắt chước, làm theo, đi tắt, đón đầu, bứt phá, tiến nhanh và bền vững trong cơ chế thị trường. Học hay, tránh dở, chọn lối đi cho mình tỉnh táo, vững vàng hơn.
2. Tăng cường đoàn kết nội bộ
Yếu mà hợp lực sẽ mạnh. Mạnh mà phân lực vẫn yếu. Đoàn kết là quy tụ sức mạnh tổng hợp để nhấn chìm mọi khó khăn, giành thắng lợi mỹ mãn. Đoàn kết trong ngoài, đoàn kết trên dưới, đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân cho đoàn kết toàn dân.
Để đoàn kết bền vững phải tôn trọng 3 nội dung: Điều hành chỉ đạo phải tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Bố trí đúng cán bộ chủ trì có đức, có tài để tập hợp anh em và phân phối lợi ích công bằng để tin cậy lẫn nhau, nhờ đó mà thông thoáng tư tưởng để đoàn kết nội bộ tốt hơn.
3. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng
Phải chăm lo xây dựng các tổ chức chính trị trong cơ quan như Đảng, công đoàn, thanh niên, nữ công. Coi đây là chất xúc tác chính trị phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn. Phải lấy thước đo chuyên môn để hoạt động chính trị. Phải coi mọi hoạt động chính trị đều vì nhiệm vụ chuyên môn.
Chuyên môn và chính trị là hai vế của một vấn đề có quan hệ nhân quả, biện chứng, tác động qua lại để nâng đỡ và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Không thể có một tổ chức mạnh mà đoàn thể yếu. Cũng không thể có đoàn thể mạnh mà chuyên môn yếu. Đó là hai mặt của một vấn đề luôn được quan tâm, nhất là trong quản lý báo chí, xuất bản hiện nay.
III. Một đầu tư
Đó là đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ quản lý, biên tập viên và phóng viên: Chất lượng cán bộ quyết định chất lượng chuyên môn. Chất lượng cán bộ chuyên môn lệ thuộc chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên theo hướng chuyên môn hóa. Từng bước thực hiện phương châm 3 hóa: Trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên nghiệp hóa.
Chỉ có chuyên nghiệp hóa mới có đỉnh cao sáng tạo. Có thể nói thời đại ngày nay là thời đại quy tụ của 3 chữ “T”: Tri thức - Thông tin - Thương hiệu. Đó là điều chúng ta nên làm và phải làm, càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng hay.
Lê Doãn Hợp