- Tham vọng đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc với cơ sở pháp lý quốc tế thiếu
thuyết phục chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế thừa nhận chính thức – ý kiến
của độc giả gửi về VietNamNet xung quanh việc Trung Quốc cung cấp dịch vụ bản đồ
trực tuyến “Map World”, trong đó vẫn tiếp tục thể hiện đường yêu sách 9 đoạn
trên Biển Đông.
Điều đáng nói, tham vọng đó dựa trên ý chí chính trị lớn hơn cơ sở pháp lý quốc
tế cần thiết phải có. Trung Quốc chưa bao giờ “nói to” được cái lý của mình. Đó
là cơ sở pháp lý quốc tế của đường yêu sách mang tính thuyết phục được cộng đồng
quốc tế thừa nhận chính thức. Biển Đông không thuộc về một quốc gia riêng lẻ,
đường yêu sách 9 đoạn do đó là tham vọng đơn phương với tất cả sự khó hiểu.
“Không đưa ra được căn cứ pháp lý quốc tế tín nhiệm chính thức nên Trung Quốc
dường như chọn thái độ mập mờ về bản chất của đường lưỡi bò và chế độ pháp lý
của vùng biển được bao bọc bởi đường yêu sách 9 đoạn”, độc giả nêu.
Độc giả Nguyễn Quyết (Hà Nội) đồng tình ngay cả lấy mốc thời gian trở ngược quá
khứ lịch sử phong kiến xa xưa, Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng nào
thuyết phục về chủ quyền trên hầu hết toàn bộ Biển Đông rộng lớn một cách liên
tục, hòa bình. Vì lẽ đó, đường yêu sách 9 đoạn tự vẽ là sự thừa nhận vô lý.
“Map World cũng như các bản đồ trước đó của Trung Quốc thể hiện đường yêu
sách 9 đoạn khiến ngày càng gia tăng sự nghi ngại về tham vọng bành trướng Biển
Đông của quốc gia này”, độc giả Quyết viết trong thư phản hồi.
Độc giả Hữu Hào (TP HCM) cũng cho rằng một yêu sách mang tính đơn phương không
có cơ sở nào cả trong luật pháp quốc tế lẫn trong lịch sử như yêu sách đường
lưỡi bò của Trung Quốc là sự đi ngược phát triển của luật biển quốc tế hiện đại.
Cách hành xử “nói một đằng làm một nẻo” sẽ gây tổn hại đến hình ảnh của một
cường quốc luôn khẳng định sự trỗi dậy của mình là “hòa bình” và yêu chuộng hợp
tác!
Điều này đặt câu hỏi về thái độ ứng xử thực chất của Trung Quốc khi mà chỉ mới
đây không lâu, lời cam kết của Trung Quốc cùng ASEAN trong một hội nghị nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) vẫn chưa ráo mực? Độc giả cho rằng, Trung Quốc cần
có cách ứng xử một cách có trách nhiệm hơn trong vấn đề Biển Đông vì môi trường
hòa bình, ổn định trong khu vực :
“Chủ quyền lãnh hải luôn là vấn đề nhạy cảm. Trong khi các nước trong khu vực
cũng như cộng đồng quốc tế nỗ lực tìm kiếm giải pháp công bằng cùng chấp nhận
được cho các bên liên quan tranh chấp ở Biển Đông, qua đó đảm bảo hòa bình, ổn
định lâu dài cho khu vực, thì hành động hôm 18/1 của Trung Quốc chỉ làm cho tình
hình thêm rối ren, phức tạp”, độc giả này nhấn mạnh.
Đồng tình với độc giả Hào, độc giả Thái Hà (Đà Nẵng) cho rằng thay vì chọn cách
mập mờ, im lặng về đường lưỡi bò khó hiểu 9 nét hay 11 nét như trước đây, Trung
Quốc không nên lẩn tránh mà cần hành xử một cách có trách nhiệm thông qua việc
đối thoại với các nước trong khu vực về các khác biệt nảy sinh, thể hiện trách
nhiệm là thành viên tin cậy của các cơ chế luật pháp quốc tế như Công ước về
Luật biển hay Tuyên bố DOC về ứng xử ở Biển Đông.
“Tôi không ảo tưởng sẽ xảy ra chuyện một ngày nào đó Trung Quốc bỏ đường lưỡi
bò hình chữ U trong các bản đồ của họ. Sẽ không bao giờ có chuyện đó. Vậy thì
thái độ của các nước ra sao? Trung Quốc ứng xử trách nhiệm thế nào là điều phải
rõ. Rõ ràng cơ chế đối thoại chung và những hành xử có tính ràng buộc pháp lý là
sự cần thiết ”, độc giả Thái Hà nêu quan điểm.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông - bản đồ của Trung
Quốc thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông là sự vi phạm chủ quyền của
Việt Nam nghiêm trọng - nhiều độc giả gửi thư phản đối hành động này của Trung
Quốc.
Độc giả Thành Lưu (Thanh Hóa) cho rằng để Biển Đông không “dậy sóng” thì trước
hết phải chấm dứt câu chuyện đường lưỡi bò. Đường lưỡi bò, vốn không có giá trị
pháp lý quốc tế chính thức thuyết phục, chừng nào còn tồn tại, sẽ khó giải quyết
những bất ổn ở Biển Đông.Trung Quốc cần phải xem xét lại tham vọng đơn phương
của mình với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc sâu sắc.
L.Thư
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn