- Theo ông Chử Đình Phúc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, còn rất nhiều bản đồ do Trung Quốc và nước ngoài xuất bản xác định đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc.


Sau bản đồ ‘Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 được ông Mai Ngọc Hồng sưu tầm và trao tặng Bảo tàng lịch sử Việt Nam, ông Chử Đình Phúc cho biết, còn rất nhiều bản đồ khác do Trung Quốc và nước ngoài xuất bản cũng xác định đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc.

Điều này đồng nghĩa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không nằm trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc.

Ông Chử Đình Phúc cung cấp cho VietNamNet nhiều bản đồ khác nhau có cùng nội dung. Những tư liệu này được sưu tầm từ chính các nguồn thư viện điện tử của Trung Quốc công bố rộng rãi trên Internet. Điều đó cho thấy những chứng lý về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo nói trên.

Trân trọng giới thiệu các bản đồ do thạc sĩ Chử Đình Phúc sưu tầm:

Bản đồ “Nhị kinh thập bát tỉnh tổng đồ” trong sách "Thanh nhị kinh thập bát tỉnh cương vực toàn đồ", tác giả: Đông Điều Văn Tả Vệ Môn, Nhật Bản Gia Vĩnh tam niên khắc bản (1850):



Quảng Đông toàn đồ” trong sách "Thanh nhị kinh thập bát tỉnh cương vực toàn đồ", tác giả: Đông Điều Văn Tả Vệ Môn, Nhật Bản Gia Vĩnh tam niên khắc bản (1850):



 “Đại Thanh đế quốc” trong sách “Thanh đại địa đồ tập”, Thanh Quang Tự tam thập nhất niên (1905), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán biên ấn xuất bản vẽ cực Nam Trung Quốc đến hết Hải Nam.


“Đại Thanh quốc toàn đồ” trong sách “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ”, tác giả: Y Điền Hùng Phủ, nhà xuất bản Đông Kinh (Tokyo) Phú Sơn Phòng thư cục, xuất bản năm 1907.



Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam là đảo Hải Nam trong sách “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ”, tác giả: Y Điền Hùng Phủ, nhà xuất bản: Đông Kinh (Tokyo) Phú Sơn Phòng thư cục, xuất bản năm 1907.


Bản đồ “Đại Thanh đế quốc” trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, năm 1908 (tức Tuyên Thống nguyên niên, Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành.



Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam là đảo Hải Nam, trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, năm 1908 (tức Tuyên Thống nguyên niên ), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành.



Bìa cuốn sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” là cuốn sách chứa rất nhiều bản đồ của Nhà Thanh. Trong đó xác định đảo Hải Nam là cực nam của Trung Hoa. Sách in năm 1908 (tức Tuyên Thống nguyên niên), do Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành.



Bản đồ "Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú". Bản đồ này do Đại Bản (Osaka) Nhật Bản Tinh Bản ấn loát hợp tư hội xã phát hành năm 1912 (tức Minh Trị tứ thập tứ niên). Hiện nay bản đồ đang được lưu trữ tại thư viện Đại học California tại Berkeley (Mỹ).



 “Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” trong sách “Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh địa đồ sách” xuất bản năm 1933.



“Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” trong sách “Trung Hoa Dân quốc nhị thập tứ niên (1935) toàn quốc tỉnh khu”. Bản đồ chỉ rõ cực Nam Trung Quốc đến hết đảo Hải Nam.



Bản đồ “Đại lục hình thế đồ” trong sách “Trung Quốc địa đồ sách”, tác giả: Tùng Điền Thọ Nam, nhà xuất bản Đông Kinh (Tokyo) Tứ Hải thư phòng, xuất bản năm 1939, vẽ cực Nam Trung Quốc đến đảo Hải Nam.



Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam là đảo Hải Nam trong sách “Trung Quốc địa đồ sách” trong sách “Trung Quốc địa đồ sách”, tác giả: Tùng Điền Thọ Nam, nhà xuất bản Đông Kinh (Tokyo) Tứ Hải thư phòng, xuất bản năm 1939.



Linh Thư