LTS: Thường trú tại văn phòng TP.HCM, Trần Chánh Nghĩa là một trong
những “phóng viên đặc biệt” nhất của VietNamNet. 63 tuổi, ở tuổi lẽ
thường phải nghỉ ngơi, song ông vẫn làm việc nhiệt tình không kém bất
cứ phóng viên chuyên trách mảng xã hội nào của tòa soạn báo điện
tử, với thử thách về sức rướn, tốc độ làm việc, mật độ tin bài dày
hơn bất cứ loại hình báo chí nào.
Ông chia sẻ những kỷ niệm làm báo trong môi trường của một tờ báo
trẻ (về thể loại, tuổi đời), với những đồng nghiệp trẻ tuổi hơn mình
rất nhiều:
…Tôi đến với VietNamNet với lời “rủ rê” từ
những người phụ trách tuổi đời còn trẻ của tòa soạn.
Tôi cũng hòa nhập vào sức trẻ đó. Chuyến đi thâu đêm giữa trời mưa lạnh trên sông Lòng Tàu mênh mông với Thái Phương, một phóng viên mới ra trường về một sự cố đường thủy dường như vẫn còn in đậm trong tôi.
Cũng trong chuyến công tác ấy, tôi chợt thấy rằng ranh giới tuổi tác không còn trong những người cầm bút. Chính những yếu tố này quyết định chất lượng của bài viết.
Từ đó, tôi tiếp tục dấn thân. Những chuyến đi xa về các vùng quê hẻo lánh chứng
kiến nổi khổ của bà con vùng sông nước vào mùa nước nổi, những ánh mắt trẻ thơ
lạc thần khi mất đi người thân, những nổi đau xé lòng của sinh ly tử biệt đã làm
tôi càng thôi thúc hơn.
Làm sao tôi quên được gương mặt và ánh mắt thất thần của người mẹ trẻ ngồi bên
bờ sông dõi mắt ra xa mong lực lượng cứu hộ tìm kiếm được thi thể con mình bị
chết chìm trong vụ tàu Dìn Ký. Cũng khó quên tiếng thét của đứa trẻ sống sót sau
một tai nạn được một anh xe ôm bế vào lòng trong khi mẹ của bé sóng soài bất
động trên vũng máu.
Tin bài dồn dập về VietNamNet mỗi khi có sự cố lớn. Những bài tường thuật, những
ghi nhận hiện trường luôn luôn được cập nhật sớm nhất.
Tôi đến Long Xuyên lúc 0h. Hỏi thăm người dân, đường đến núi Cấm. Mọi người
khuyên nên nghỉ lại đến sáng hẳn đi. Về khách sạn, ngồi xem lại những thông tin
cập nhật trong ngày trên các báo đến 2h.
Tai nạn trên quốc lộ 1A ngang qua xã Hồng Son H. Hàm Thuận Bắc Bình Thuận ngày 7/11/2011 làm 13 người chết |
Trong tất cả những món nợ trên đời này có lẽ nợ ân tình là khó trả nhất. Chính vì ân tình giữa tôi và VietNamNet đã khiến cho tôi càng phải ra sức mặc dù vẫn biết sức mình chẳng còn bao nhiêu. Thôi mình cứ trả cho xong món nợ ân tình ấy, nhưng càng trả càng thấy thiếu...
Tìm kiếm thi thể nạn nhân trong vụ chìm tàu Dìn Ký |
Tôi đã tìm đến trong tận cùng của nỗi đau. Một thanh niên ngồi bất động bên chiếc quan tài trong nhà đại thể. Mới hôm qua tiễn cha về lại quê sau khi ông vào Nam thăm cháu nội, giờ đây lại nằm trong cỗ áo quan.
Một phụ nữ người Chăm ngất lên ngất xuống kêu gào trả xác con. Con chị là một trong 4 nạn nhân cuối cùng không thể nhận diện vì phải chờ thủ tục xét nghiệm ADN. Ánh mắt tuyệt vọng của đứa trẻ lên 5 gọi mẹ gọi cha trong khi cả hai đã về với lòng đất.
Ba năm ở VietNamNet với vui nhiều hơn buồn đã làm cho tôi trẻ lại. Những bạn trẻ dường như đã cột chặt tôi vào một mối dây thâm tình mà ít nơi nào có được. Hi vọng, đến một ngày không còn đủ sức để cống hiến chính là lúc tôi trả đủ món nợ ân tình.
Trần Chánh Nghĩa