- Chỉ còn 4 ngày nữa, người dân Mỹ sẽ quyết định lựa chọn gương mặt nào sẽ lãnh đạo đất nước trong 4 năm tới. Nhiều người Mỹ luôn tự hào về sự kiện bầu cử Tổng thống như là biểu tượng của nền dân chủ, khi người dân được trực tiếp tham gia lựa chọn người lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, không ít người có thể sẽ thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng, chiến dịch tranh cử tốn kém nhất, dài ngày nhất trong lịch sử chính trường Mỹ đã sắp đến hồi kết thúc.
Đối với những ai có dịp theo dõi hai cuộc bầu cử năm 2008 và 2012 như người viết, hẳn sẽ có chút cảm giác ngạc nhiên khi không khí của hai cuộc bầu cử quá khác xa. Hai tháng trước ngày bầu cử 6/11/2008, trên đường phố tràn ngập các khẩu hiệu “Change we need” của ứng viên trẻ tuổi Obama. Đi đâu cũng bắt gặp những người dân trò chuyện sôi nổi về bầu cử. Từng nhóm sinh viên tiếp cận các khách bộ hành, phát tờ rơi động viên họ tham gia đi bầu cho Obama. Trên gương mặt mỗi người dường như rạng ngời phấn khích, bất chấp “đám mây đen” của cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ đang phủ bóng lên cuộc sống thường nhật. Sự hào hứng của người dân Mỹ đã làm nên sự kiện lịch sử: lần đầu tiên một ứng viên da màu được bầu làm Tổng thống của một đất nước mới chỉ thoát ra khỏi quá khứ phân biệt chủng tộc nặng nề mấy mươi năm trước đó. Và cũng hiếm có cuộc bầu cử nào thu hút được một lượng cử tri đi bỏ phiếu đông đảo như vậy, trong bối cảnh từ lâu lượng cử tri đi bầu ngày một sụt giảm khi người dân ngày càng mất niềm tin vào các chính trị gia.
Giờ đây, bốn năm đã trôi qua, cũng vẫn ứng viên ấy, nhưng điều kì diệu đã biến mất. Sự hào hứng và phấn khích không còn nữa. Đường phố yên ắng. Mối quan tâm thường nhật, trong mỗi cuộc trò chuyện của người dân, là giá cả, việc làm, nỗi lo suy thoái. Với những người trẻ, lực lượng đông đảo đã góp phần tạo nên hiện tượng Obama 2008 dường như đã vơi bớt lòng nhiệt tình đã đưa họ ra đường phố, đến từng nhà dân để tình nguyện vận động cho ứng viên mình yêu thích.
Vẫn là Obama, con người có năng lực diễn thuyết đặc biệt, con người có sức hút cá nhân và phong cách được nhiều người dân mến chuộng, nhưng sự phấn khích mà ông đã khơi gợi được từ công chúng giờ đã mất tăm.
Một phần của câu trả lời, là thực tế lạnh lùng. Bốn năm trước, cuộc khủng hoảng kinh tế chỉ mới bắt đầu và hầu hết người dân chưa kịp ngấm mức độ tàn phá của nó. Bốn năm sau, nền kinh tế vẫn chật vật tìm đường phục hồi từ khủng hoảng. Tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao kỷ lục. Hàng người phải nhận trợ cấp thực phẩm vẫn dài thêm. Mức sống suy giảm đã bào mòn niềm tin của người dân vào những lời hứa của giới lãnh đạo.
Bốn năm trước, nước Mỹ đang khao khát cho một sự đổi thay bởi đã quá chán ngán với 8 năm cầm quyền của Bush. Bất kỳ một thành viên nào của Dân chủ được đề cử làm ứng viên cũng có cơ hội chiến thắng. Bốn năm sau, chính Obama lại là người phải gánh chịu “lời nguyền đương nhiệm”, khi mà tỷ lệ ủng hộ và chỉ số tín nhiệm đối với ông đã sa sút nghiêm trọng. Ông thường xuyên bị chỉ trích vì không hoàn thành được những lời hứa trong cuộc bầu cử 2008. Oái ăm thay, khẩu hiệu “thay đổi” ông đã dùng để kêu gọi cử tri bốn năm trước giờ đây đang được chính đối thủ của ông sử dụng để vận động cử tri “lật đổ” ông.
Tiếp tục hay thay đổi?
Vậy tại sao khẩu hiệu “thay đổi” mà Romney, ứng viên Cộng hòa đang giương cao lại không đủ sức biến sự thất vọng đối với chính quyền đương nhiệm trở thành sự hào hứng để cử tri đi bỏ phiếu cho mình?
Một phần câu trả lời vẫn là thực tế. Sự thất vọng đối với Obama chưa đến mức tận cùng, bởi nhiều cử tri hiểu rằng, Obama không hẳn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho thực trạng hiện tại. Nói như cựu Tổng thống Bill Clinton, không ai, kể cả Clinton có thể giải quyết xong “đống hỗn độn” của chính quyền tiền nhiệm chỉ trong 4 năm. Thực tế đó là chỗ dựa để tổng thống đương nhiệm có thể thuyết phục cử tri trao thêm cho mình cơ hội hoàn thành nốt chặng đường còn lại.
Ở phía bên kia, cho dù Romney đang có những sự bứt phá ngoạn mục trong các cuộc thăm dò ý kiến, lời hứa “thay đổi” mà ông đưa ra chưa đủ để thuyết phục cử tri. Giống như câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra cho Romney trong cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ hai, họ chưa cảm thấy an tâm rằng Romney sẽ hoàn toàn khác biệt với George Bush, người bị dân Mỹ nhìn nhận như kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất cho những khó khăn hiện tại. Xuất thân từ giới nhà giàu của Romney cũng khiến không ít cử tri băn khoăn về năng lực cảm thông và thấu hiểu đối với tầng lớp trung lưu, nhóm cử tri có ảnh hưởng quyết định đến kết quả bầu cử. Những cam kết chính sách mà Romney hứa hẹn, thực chất không có gì đột phá và không đi ra ngoài quỹ đạo tư tưởng của đảng Cộng hòa: giảm thuế cho người giàu, chi tiêu quốc phòng để kích thích nền kinh tế, thu hẹp quy mô chính quyền, vận hành chính phủ như một doanh nghiệp thay vì chính quyền đóng vai trò chính yếu trong việc đảm bảo phúc lợi xã hội…
Bội thực thông tin
Báo chí mới đây đưa câu chuyện một cô bé 4 tuổi ở Colorado đã khóc ngằn ngặt vì mệt mỏi phải nghe đi nghe lại bản tin về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Đoạn phim quay cảnh cô bé vừa khóc vừa nói "con đã chán ngấy Bronco Bamma và Mitt Romney” đã thu hút hàng triệu người xem trên Youtube. Phản ứng của cô bé cũng là cảm giác của hàng triệu cử tri hiện nay. Sự bội thực về thông tin khiến người dân cảm thấy mệt mỏi. Một cô bạn sống ở Ohio kể rằng, mỗi ngày có hàng chục quảng cáo của hai ứng viên trên truyền hình. Những ngày cuối cùng này, số lượng quảng cáo tại các bang chiến trường có lẽ phải lên đến hàng trăm. Lẽ ra các thông điệp này sẽ giúp ích cho cử tri khi họ có thêm thông tin về ứng viên để lựa chọn. Nhưng hầu hết các mẩu quảng cáo lại trở nên phản tác dụng bởi chúng bóp méo thành tích và quan điểm của các ứng viên đối với các vấn đề quan trọng. Hàng trăm triệu đô đã được rót ra chỉ để các ứng viên công kích và bôi nhọ lẫn nhau. Bội thực với cơn lũ thông tin tiêu cực này, người dân Mỹ đơn giản là chọn cách quay lưng. Khoảng 90 triệu cử tri dự kiến sẽ không đi bầu, như một lời phản đối thầm lặng rằng họ từ chối tham gia vào một tiến trình mà họ ngày càng cảm thấy chán ngán.
Giờ đây, vấn đề quyết định đối với tương lai chính trị của cả Obama và Romney sẽ là làm thế nào, trong những ngày cuối cùng này, họ sẽ vận động được những ủng hộ viên đi bỏ phiếu và thuyết phục các cử tri độc lập, rằng lá phiếu của họ sẽ thực sự quyết định tương lai của nước Mỹ 4 năm tới.
• Việt Lâm (từ Washington DC)
Đối với những ai có dịp theo dõi hai cuộc bầu cử năm 2008 và 2012 như người viết, hẳn sẽ có chút cảm giác ngạc nhiên khi không khí của hai cuộc bầu cử quá khác xa. Hai tháng trước ngày bầu cử 6/11/2008, trên đường phố tràn ngập các khẩu hiệu “Change we need” của ứng viên trẻ tuổi Obama. Đi đâu cũng bắt gặp những người dân trò chuyện sôi nổi về bầu cử. Từng nhóm sinh viên tiếp cận các khách bộ hành, phát tờ rơi động viên họ tham gia đi bầu cho Obama. Trên gương mặt mỗi người dường như rạng ngời phấn khích, bất chấp “đám mây đen” của cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ đang phủ bóng lên cuộc sống thường nhật. Sự hào hứng của người dân Mỹ đã làm nên sự kiện lịch sử: lần đầu tiên một ứng viên da màu được bầu làm Tổng thống của một đất nước mới chỉ thoát ra khỏi quá khứ phân biệt chủng tộc nặng nề mấy mươi năm trước đó. Và cũng hiếm có cuộc bầu cử nào thu hút được một lượng cử tri đi bỏ phiếu đông đảo như vậy, trong bối cảnh từ lâu lượng cử tri đi bầu ngày một sụt giảm khi người dân ngày càng mất niềm tin vào các chính trị gia.
Giờ đây, bốn năm đã trôi qua, cũng vẫn ứng viên ấy, nhưng điều kì diệu đã biến mất. Sự hào hứng và phấn khích không còn nữa. Đường phố yên ắng. Mối quan tâm thường nhật, trong mỗi cuộc trò chuyện của người dân, là giá cả, việc làm, nỗi lo suy thoái. Với những người trẻ, lực lượng đông đảo đã góp phần tạo nên hiện tượng Obama 2008 dường như đã vơi bớt lòng nhiệt tình đã đưa họ ra đường phố, đến từng nhà dân để tình nguyện vận động cho ứng viên mình yêu thích.
Ứng cử viên Romney (trái) và đương kim Tổng thống Obama |
Vẫn là Obama, con người có năng lực diễn thuyết đặc biệt, con người có sức hút cá nhân và phong cách được nhiều người dân mến chuộng, nhưng sự phấn khích mà ông đã khơi gợi được từ công chúng giờ đã mất tăm.
Một phần của câu trả lời, là thực tế lạnh lùng. Bốn năm trước, cuộc khủng hoảng kinh tế chỉ mới bắt đầu và hầu hết người dân chưa kịp ngấm mức độ tàn phá của nó. Bốn năm sau, nền kinh tế vẫn chật vật tìm đường phục hồi từ khủng hoảng. Tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao kỷ lục. Hàng người phải nhận trợ cấp thực phẩm vẫn dài thêm. Mức sống suy giảm đã bào mòn niềm tin của người dân vào những lời hứa của giới lãnh đạo.
Bốn năm trước, nước Mỹ đang khao khát cho một sự đổi thay bởi đã quá chán ngán với 8 năm cầm quyền của Bush. Bất kỳ một thành viên nào của Dân chủ được đề cử làm ứng viên cũng có cơ hội chiến thắng. Bốn năm sau, chính Obama lại là người phải gánh chịu “lời nguyền đương nhiệm”, khi mà tỷ lệ ủng hộ và chỉ số tín nhiệm đối với ông đã sa sút nghiêm trọng. Ông thường xuyên bị chỉ trích vì không hoàn thành được những lời hứa trong cuộc bầu cử 2008. Oái ăm thay, khẩu hiệu “thay đổi” ông đã dùng để kêu gọi cử tri bốn năm trước giờ đây đang được chính đối thủ của ông sử dụng để vận động cử tri “lật đổ” ông.
Tiếp tục hay thay đổi?
Vậy tại sao khẩu hiệu “thay đổi” mà Romney, ứng viên Cộng hòa đang giương cao lại không đủ sức biến sự thất vọng đối với chính quyền đương nhiệm trở thành sự hào hứng để cử tri đi bỏ phiếu cho mình?
Một phần câu trả lời vẫn là thực tế. Sự thất vọng đối với Obama chưa đến mức tận cùng, bởi nhiều cử tri hiểu rằng, Obama không hẳn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho thực trạng hiện tại. Nói như cựu Tổng thống Bill Clinton, không ai, kể cả Clinton có thể giải quyết xong “đống hỗn độn” của chính quyền tiền nhiệm chỉ trong 4 năm. Thực tế đó là chỗ dựa để tổng thống đương nhiệm có thể thuyết phục cử tri trao thêm cho mình cơ hội hoàn thành nốt chặng đường còn lại.
Ở phía bên kia, cho dù Romney đang có những sự bứt phá ngoạn mục trong các cuộc thăm dò ý kiến, lời hứa “thay đổi” mà ông đưa ra chưa đủ để thuyết phục cử tri. Giống như câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra cho Romney trong cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ hai, họ chưa cảm thấy an tâm rằng Romney sẽ hoàn toàn khác biệt với George Bush, người bị dân Mỹ nhìn nhận như kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất cho những khó khăn hiện tại. Xuất thân từ giới nhà giàu của Romney cũng khiến không ít cử tri băn khoăn về năng lực cảm thông và thấu hiểu đối với tầng lớp trung lưu, nhóm cử tri có ảnh hưởng quyết định đến kết quả bầu cử. Những cam kết chính sách mà Romney hứa hẹn, thực chất không có gì đột phá và không đi ra ngoài quỹ đạo tư tưởng của đảng Cộng hòa: giảm thuế cho người giàu, chi tiêu quốc phòng để kích thích nền kinh tế, thu hẹp quy mô chính quyền, vận hành chính phủ như một doanh nghiệp thay vì chính quyền đóng vai trò chính yếu trong việc đảm bảo phúc lợi xã hội…
Bội thực thông tin
Báo chí mới đây đưa câu chuyện một cô bé 4 tuổi ở Colorado đã khóc ngằn ngặt vì mệt mỏi phải nghe đi nghe lại bản tin về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Đoạn phim quay cảnh cô bé vừa khóc vừa nói "con đã chán ngấy Bronco Bamma và Mitt Romney” đã thu hút hàng triệu người xem trên Youtube. Phản ứng của cô bé cũng là cảm giác của hàng triệu cử tri hiện nay. Sự bội thực về thông tin khiến người dân cảm thấy mệt mỏi. Một cô bạn sống ở Ohio kể rằng, mỗi ngày có hàng chục quảng cáo của hai ứng viên trên truyền hình. Những ngày cuối cùng này, số lượng quảng cáo tại các bang chiến trường có lẽ phải lên đến hàng trăm. Lẽ ra các thông điệp này sẽ giúp ích cho cử tri khi họ có thêm thông tin về ứng viên để lựa chọn. Nhưng hầu hết các mẩu quảng cáo lại trở nên phản tác dụng bởi chúng bóp méo thành tích và quan điểm của các ứng viên đối với các vấn đề quan trọng. Hàng trăm triệu đô đã được rót ra chỉ để các ứng viên công kích và bôi nhọ lẫn nhau. Bội thực với cơn lũ thông tin tiêu cực này, người dân Mỹ đơn giản là chọn cách quay lưng. Khoảng 90 triệu cử tri dự kiến sẽ không đi bầu, như một lời phản đối thầm lặng rằng họ từ chối tham gia vào một tiến trình mà họ ngày càng cảm thấy chán ngán.
Giờ đây, vấn đề quyết định đối với tương lai chính trị của cả Obama và Romney sẽ là làm thế nào, trong những ngày cuối cùng này, họ sẽ vận động được những ủng hộ viên đi bỏ phiếu và thuyết phục các cử tri độc lập, rằng lá phiếu của họ sẽ thực sự quyết định tương lai của nước Mỹ 4 năm tới.
• Việt Lâm (từ Washington DC)