Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.

Hỏi:

Tôi chạy xe ô tô và có gây tai nạn với xe ô tô lưu thông cùng chiều. Sau đó 2 bên đã tự thỏa thuận giải quyết với nhau. Nguyên nhân do khoảng cách 2 xe quá gần, xe trước thắng gấp, xe tôi phía sau tông vào. Xin hỏi, khi lưu thông trên đường thì phải giữ khoảng cách thế nào là an toàn?

Phạm Thị Huệ (Tân Uyên, Bình Dương)

{keywords}

Trả lời:
Căn cứ Điều 11 Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe của Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định: Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

Theo Điều 12 về Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường của thông tư này quy định khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h) -  Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
>60                                             35
80                                               55
100                                             70
120                                             100

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này.

(Theo Pháp luật TP.HCM)